Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Huệ Tông Cảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → (4) using AWB
Dòng 22:
}}
 
'''Đại Huệ Tông Cảo'''  ([[Tiếng Trung Quốc|zh]]: 大慧宗杲; Ta-hui Tsung-kao; ja: Daie Sōkō, 1088–1163), [[Thiền sư]] Trung Quốc, thuộc [[Dương Kì phái|phái Dương Kì]] [[Lâm Tế tông|tông Lâm Tế]]. Sư là đệ tử giỏi nhất của [[Thiền sư]] [[Viên Ngộ Khắc Cần]] (Phật Quả). Tên của Sư hay được nhắc nhở đến cùng với việc đốt tập [[Công án]] lừng danh [[Bích nham lục]]. Sư rất đề cao việc sử dụng công án làm phương tiện giác ngộ và những cuộc tranh luận của Sư với [[Thiền sư]] [[Hoằng Trí Chính Giác]] về Khán thoại thiền (Lâm Tế) và Mặc chiếu thiền (Tào Ðộng) nêu rõ lập trường của hai tông này.
 
Sư thường khuyến khích môn đệ tập trung tất cả năng lực vào những công án để liễu ngộ, nhưng tuyệt đối không được dùng lí trí phân biệt phải trái, giải thích. Từ đây [[công án]] trở thành một thành phần quan trọng trong việc tu tập của dòng Lâm Tế, được truyền đến ngày nay tại các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và gây ảnh hưởng tư tưởng lớn đối với nhiều vị thiền sư đời sau như [[Tri Nột|Trí Nột]], [[Trung Phong Minh Bản]], [[Bạch Ẩn Huệ Hạc|Bạch Ấn Huệ Hạc]]... Dưới sư có hơn 94 đệ tử kiến tính làm chấn động khắp tông Lâm Tế và Thiền tông Trung Quốc.
 
== Hành trạng ==
[[Tập tin:Thiền Sư Đại Huệ Tông cảo.jpg|nhỏ|Bức Họa Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo]]
Sư họ Hề quê ở [[Ninh Quốc]], [[Tuyên Châu]], xuất gia năm mười ba tuổi và thụ giới cụ túc năm 17 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng Sư đã nghiên cứu xem rất nhiều Ngữ lục và rất thích những lời dạy của các vị tôn túc như [[Vân Môn Văn Yển|Vân Môn]], [[Mục Châu Đạo Túng|Mục Châu]]. Nhân lúc đọc các thiền ngữ này Sư nảy sinh lòng thắc mắc vì sao ban đầu chỉ có một vị Tổ [[Bồ-đề-đạt-ma|Bồ-đề Ðạt-ma]] mà sau lại phát sinh ra nhiều tông phái khác nhau. Nghe lời cha mẹ khuyên, Sư cất bước du phương.
 
Dòng 48:
* Dumoulin, Heinrich:
: ''Geschichte des Zen-Buddhismus'' I. Indien und China, Bern & München 1985.
: ''Geschichte des Zen-Buddhismus'' II. Japan, Bern & München 1986.

[[Thể loại:Thiền sư Trung Quốc]]
[[Thể loại:Người An Huy]]
[[Thể loại:Lâm Tế tông]]