Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lãn Ông Huệ Cần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (8) using AWB
n →‎Tiểu sử: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 9:
Thế kỷ 14, dưới triều đại [[Cao Ly|Goryeo]] là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng về chính trị, nhờ sự can thiệp của [[nhà Nguyên]] trong công việc nội bộ của họ cũng như sự thay đổi triều đại trên lục địa khi [[nhà Nguyên]] bị thâu tóm bởi [[nhà Minh]], và xã hội, do sự xâm nhập thường xuyên của [[quân Khăn Đỏ]] và cướp biển Nhật Bản đã gây ra sự rối loạn quá mức. Hơn nữa, với sự gia tăng của phe phái Nho giáo đã mang lại sự tăng cường chỉ trích nhắm vào Phật giáo, điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của Phật giáo bắt đầu thu hẹp. Cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng này, nhiều vị [[Thiền sư]] đã cố gắng truyền bá [[Lâm Tế tông|Tông Lâm Tế]] dưới thời nhà Nguyên vào Triều Tiên.
 
Năm 1347, sư hành cước sang Trung Quốc và tham học với vị đại sư người Ấn Độ hiệu Chỉ Không(Shih-k'ung 指空) tại Pháp Nguyên Tự (Fayuan-si) trong 2 năm. Thiền sư Chỉ Không được biết đến là đời pháp thứ 108 tính từ sơ tổ [[Thiền tông]] là tôn giả [[Ma-ha-ca-diếp|Ma Ha Ca Diếp]]. Sau thời gian tham học với Chỉ Không, sư đến chùa Tịnh Từ(Jingci-si) và tham Thiền với Thiền sư Bình Sơn Sử Lâm (平山處林; Pingshan Chulin, 1279 – 1361) và được vị này [[ấn khả chứng minh]], truyền pháp Lâm Tế Tông và trao cho sư một cây [[Phất tử]] để biểu thị sự truyền pháp. Vào tháng 5 năm 1351, sư cũng nhận được sự truyền pháp từ Thiền sư Chỉ Không cùng với một tấm y [[Cà-sa|ca sa]], một cây phất tử và một lá thư viết bằng [[tiếng Phạn]]. Như vậy, sư đã nhận sự truyền pháp từ hai truyền thống Thiền Lâm Tế Trung Quốc và Thiền tông Ấn Độ.
 
Năm 1355, dưới triều đại của Vua [[Nguyên Huệ Tông]], sư đến cư trú tại Quảng Tế Tự(Guangji-si) và thuyết pháp tại đây. Sư được thái tử nhà Nguyên kính trọng và ban tặng chiếc cà sa vàng cùng với một cây phất tử làm bằng ngà voi.