Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tết Hàn thực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 24:
 
== Tranh cãi: Tết hàn thực là của người Việt hay người Trung Quốc ==
Nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa Phát triển ([[Học viện Báo chí và Tuyên truyền]]) cho biết ngày tết này ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa nên được lưu truyền cho đến ngày nay: ''"Tên gọi của Tết Hàn thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam, nó đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường"'' <ref>{{Chú thích web|url=https://laodong.vn/van-hoa/chuyen-gia-ly-giai-ve-tet-han-thuc-33-am-lich-tai-viet-nam-726450.ldo|tựa đề=Chuyên gia lý giải về Tết Hàn thực (3.3 âm lịch) tại Việt Nam|tác giả=Vương Trần|họ=|tên=|ngày=2019/04/07|website=Báo Lao Động|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> Nhà nghiên cứu [[Trần Quang Đức]] (tác giả cuốn "[[Ngàn năm áo mũ]]" và nhiều bài nghiên cứu về văn hóa dân tộc) cũng cho biết trong "An Nam phong tục sách" có ghi tục này ''"phỏng theo người phương Bắc, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi chết cháy"''<ref name=":0" />.
 
Tuy nhiên, các bài phân tích của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương luôn khẳng định, tết Hàn Thực không phải của người Trung Quốc, mà nó hoàn toàn liên quan tới nền văn minh của người Việt.<ref>{{Chú thích web|url=http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/34525-gi%E1%BA%A3i-m%C3%A3-ng%C3%A0y-m%C3%B9ng-5-th%C3%A1ng-5-trong-di-s%E1%BA%A3n-v%C4%83n-hi%E1%BA%BFn-vi%E1%BB%87t/|tựa đề=GIẢI MÃ NGÀY MÙNG 5 THÁNG 5 TRONG DI SẢN VĂN HIẾN VIỆT.|tác giả=Nguyễn Vũ Tuấn Anh|họ=|tên=|ngày=2008/06/08|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref><ref name=":2">{{Chú thích web|url=https://thanhnien.vn/doi-song/tet-han-thuc-tiet-thanh-minh-nguon-goc-va-y-nghia-viec-cung-banh-troi-banh-chay-1201330.html|tựa đề=Tết Hàn Thực, tiết Thanh Minh: Nguồn gốc và ý nghĩa việc cúng bánh trôi, bánh chay|tác giả=Vũ Phượng|họ=|tên=|ngày=2020/03/26|website=Báo Thanh Niên|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> Tuy nhiên, phân tích của Trung tâm này có nhiều điểm đáng ngờ. Ví dụ: coi tết Hàn thực chính là [[tết Đoan ngọ]] diễn ra vào mồng 5/5 âm lịch. Báo Thanh Niên dẫn theo các phân tích của trung tâm này, trên [[Hà Đồ Lạc Thư]] thì số 3 thuộc Dương Mộc. Tháng 3 là tháng Thìn, thuộc ngũ hành Thổ và là tháng thứ năm (theo lịch Kiến Dần). Ngày 3/3 là đánh dấu ngày kết thúc của Mộc Khí. Còn Hàn Thực tức là ăn món lạnh mong cho mùa Hạ bớt nóng và Tổ tiên chúng ta sáng tạo ra món bánh trôi bánh chay để thắp hương và dâng lên hương linh gia tiên là hoàn toàn dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành chứ không hề liên quan tới Phật giáo hay Đạo giáo.<ref name=":2" /> Tuy nhiên, trung tâm cũng chưa dẫn được những sử liệu khoa học xác đáng và có nhầm lẫn về mặt lịch sử<ref>Nhầm lẫn về mặt lịch sử: Trung tâm nghiên cứu lý học Phương Đông phân tích tại sao ngày 10/3 được tổ tiên Việt chọn làm lễ [[giỗ tổ Hùng Vương]] để "''chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước"''. Trên thực tế, ngày này chỉ mới được chọn từ năm 1917 triều vua [[Khải Định]], khi Bộ Lễ chính thức gửi công văn lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm.</ref>.