Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuật toán khóa đối xứng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thijs!bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 9:
Thuật toán đối xứng có thể được chia ra làm hai thể loại, [[mật mã luồng]] (''stream ciphers'') và [[mật mã khối]] (''block ciphers''). Mật mã luồng mã hóa các bit của thông điệp, mỗi cái một lần, trong khi mật mã khối gộp một số bit lại và mật mã hóa chúng như một đơn vị. Cỡ khối được dùng thường là các khối 64 bit. Thuật toán [[tiêu chuẩn mã hóa tân tiến]] (''Advanced Encryption Standard''), được [[NIST]] công nhận tháng 12 năm [[2001]], sử dụng các khối gồm 128 bit.
 
Các thuật toán đối xứng thường không được dùng một mình. Trong thiết kế của các [[hệ thống mật mã]] hiện đại, cả hai thuật toán bất đối xứng (''asymmetric'') (dùng chìa khóa công khai) và thuật toán đối xứng đều cùng được sử dụng để tận dụng các phẩm chất tốt của cả hai. Những hệ thống sử dụng cả hai thuật toán bao gồm những cái như [[SSL]] (''Secure Sockets Layer - Tầng ổ cắm bảo an''), [[PGP]] (''Pretty Good Privacy - Giữ bí mật riêng tư khá tốt'') và [[GPG]] (''GNU Privacy Guard - Canh phòng bí mật riêng tư của GNU'') v.v. Các thuật toán chìa khóa bất đối xứng được sử dụng để phân phối chìa khóa mật cho thuật toán đối xứng có tốc độ cao hơn.
 
Một số ví dụ các thuật toán đối xứng nổi tiếng và khá được tôn trọng bao gồm [[Twofish]], [[Serpent (mật mã)|Serpent]], [[AES]] (còn được gọi là Rijndael), [[Blowfish (mật mã)|Blowfish]], [[CAST5]], [[RC4]], [[Tam phần DES]] (''Triple DES''), và [[IDEA]] (''International Data Encryption Algorithm - Thuật toán mật mã hóa dữ liệu quốc tế'').