Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam vong quốc sử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:PhanBoiChau.jpg|nhỏ|phải|150px|Tác giả ''Việt Nam vong quốc sử''.]]
'''''Việt Nam vong quốc sử''''' ([[chữ Hán]]: 越南亡國史) là một tác phẩm do [[Phan Bội Châu]] biên soạn bằng [[chữ Hán]] vào năm [[Ất Tỵ]] (1905). Đây được coi là tác phẩm mở đầu và tiêu biểu nhất trong công tác tuyên truyền cách mạng của ông.
== Nguyên nhân ra đời ==
Dòng 10:
:...''Nghe Lương (Lương Khải Siêu) nói, óc tôi mở rộng, mắt tôi sáng ra, nghĩ lại những tư tưởng cũng như hoạt động của tôi trước kia thật là lông bông, không có gì khả thủ. Tôi bắt đầu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử đưa Lương xem và nhờ xuất bản giúp...''
 
Ở sách [[Ngục trung thư|''Ngục trung thư'']], Phan Bội Châu cũng nói rõ lý do viết sách này như sau:
:''...Chúng tôi lấy bút mực nói chuyện. Lương hỏi tôi qua đây (Nhật Bản) có ý gì, lại hỏi tình hình người Pháp cai trị người nước Việt ra sao. Tôi lấy là tiếc lúc ấy chỉ kể đại khái, vì câu chuyện quá dài, không thể một lúc bút đàm mà nói cho hết được. Rồi đó, tôi viết cuốn Việt Nam vong quốc sử, đưa trọn bản thảo cho Lương đem ra in...''
 
== Giới thiệu văn bản ==
Khoảng đầu năm [[1905]], Phan Bội Châu viết ''Việt Nam vong quốc sử'', sau đó được Lương Khải Siêu đề tựa và in giúp. Thư cục Quảng Trí ([[Thượng Hải]], [[Trung Quốc]]) ấn hành lần đầu tiên vào [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1905]]. Năm sau ([[1906]]) sách được tái bản, và chỉ tính đến năm [[1955]], tác phẩm đã được in thêm 3, 4 lần nữa.
 
Phần đầu sách ''Việt Nam vong quốc sử'' (bản in năm 1906) có lời tựa của Ẩm Băng chủ nhân ([[Lương Khải Siêu]]), tiếp đến là lời mở đầu và 4 chương chính do tác giả viết.
Dòng 29:
 
* '''Tương lai của Việt Nam''':
Tác giả tin tưởng dân tộc Việt luôn có tinh thần quật cường bất khuất, nên nước Việt không thể bị diệt vong... Ở chương này, tác giả chia người Việt thời ấy làm 9 hạng, đặc biệt trong số đó có những người theo đạo [[Thiên Chúa giáo|Da-tô]] và [[người Việt]] đi lính cho Pháp (tức lính tập). Sau khi lập luận, Phan Bội Châu cho rằng hai hạng người này rồi cũng sẽ vùng lên đánh đuổi quân xâm lăng. Cuối chương, tác giả kết thúc bằng bài ca hô hào, giác ngộ các chú lính tập.
 
Lần in đầu, sách còn có phần phụ lục là bài ''Việt Nam tiểu chí'' ký tên là Tân Dân tùng báo xã viên biên tập.<ref>Thực ra cũng do Lương Khải Siêu viết.</ref>
 
[[Việt Nam,]] dưới thời Pháp thuộc, tác phẩm này được coi là một trong số những "yêu thư, yêu ngôn", bị chính quyền lúc bấy giờ cấm lưu hành và tàng trữ. Tuy nhiên, ngay khi in xong, sách vẫn được bí mật đưa về, nhưng chỉ được phổ biến trong một phạm vi hẹp. Năm [[1907]], sách ''Việt Nam vong quốc sử'' được dùng làm tài liệu học tập của trường [[Đông Kinh Nghĩa Thục|Đông Kinh nghĩa thục]].
Hiện nay, sách ''Việt Nam vong quốc sử'' in lần đầu chỉ còn một bản duy nhất và đang được cất giữ tại Thư viện trường Viễn Đông bác cổ (nay là Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội ở [[Hà Nội]]), mang ký hiệu ''A. 2559''.
 
== Nhận xét ==
Nhà cách mạng Lương Khải Siêu, trong bài tựa sách ''Việt Nam vong quốc sử'', bản in năm [[1906]], có đoạn:
 
:''Gần đây, ta gặp một người Việt Nam vong mệnh (ý nói đến Phan Bội Châu), thường khi nói chuyện với ta, ông hay giàn giụa nước mắt!...Ta đọc sách này (Việt Nam vong quốc sử) chẳng những đã thương mà lại còn sợ nữa!''
Hàng 45 ⟶ 46:
Trong bài ''Việt Nam vong quốc sử - Một tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu'', tác giả Hồ Song viết:
 
:''Trong công tác tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu, Việt Nam vong quốc sử được coi là tác phẩm mở đầu và tiêu biểu nhất của ông…Với những điều mắt thấy tai nghe, lần đầu tiên ông đã dựng lên một bản cáo trạng khá toàn diện và có chiều sâu về tội ác của [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]][[Việt Nam]]... Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, dụng ý của Phan Bội Châu không phải là làm cho người đọc hướng về nội tâm bi phẫn, mà là thúc giục họ đứng lên hành động cứu nước. Vì vậy, ông thuật lại những tấm gương hy sinh anh dũng của những chí sĩ đã bỏ mình vì nước từ buổi đầu chống xâm lược đến thời kỳ ứng nghĩa [[Phong trào Cần Vương|Cần vương]]...''<ref>Bài viết của Hồ Song in trong ''Những tác phẩm của Phan Bội Châu (Tập I)'', Nhà xuất bản Khoa học xã hội, [[Hà Nội]], năm [[1982]].</ref>
 
== Tầm ảnh hưởng ==
Trong ''Phan Bội Châu niên biểu'', tác giả kể:
:''Thượng tuần [[tháng tám|tháng 8]], ông (Phan Bội Châu) đến [[Quảng Đông]] ([[Trung Quốc]]), vào thăm [[Lưu Vĩnh Phúc]], nhân tiện để yết kiến ông [[Nguyễn Thiện Thuật]] là Tham tán Tam Tuyên ngày trước. Đã hơn mười năm nay, ông Thuật nghiện thuốc phiện, nhưng sau khi đọc xong chương trình [[Duy Tân hội]] và cuốn ''Việt Nam vong quốc sử'', ông đã đập bàn đèn và tiêm móc, rồi nói to với ông Phan rằng: ''Các anh là bọn hậu tiến còn lo nghĩ thế này, có lẽ nào tôi cứ sống mãi ở trong vòng đen tối hay sao''. Rồi từ đó, ông Thuật quyết chí cai nghiện thuốc phiện''.
 
Trong [[Việt Nam nghĩa liệt sử|''Việt Nam nghĩa liệt sử'']] của Phan Bội Châu chép:
:''Quyền Tổng đốc Lê Khiết vốn là bạn thân và là tùy tướng của [[Nguyễn Thân]]. Ông đã từng đi đàn áp nghĩa binh ở Nam Ngãi và [[Nghệ Tĩnh]], nhưng khi đọc sách ''Việt Nam vong quốc sử'' thì nước mắt ông chảy ròng ròng, và nói to rằng: ''Thương thay! Trước đây tôi thiệt là chó má vậy; từ nay trở đi, tôi quyết làm người''. Từ đấy, Lê Khiết tham gia cách mạng. Nhân vụ kháng thuế, ông bị khép vào tội xướng loạn và bị án tử hình. Lúc sắp bị chém, ông Khiết còn nói câu: ''Các vết nhơ do lịch sử nửa đời người, tôi nay lấy máu cổ mà rửa. Vinh hạnh biết chừng nào.''
 
Nhà phê bình văn học [[Hoài Thanh]] cho biết:
:''Chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt tóc bím, vứt hết sách vở văn chương, nghề cử tử, cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó; lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua [[Xiêm]], qua Tàu, qua [[Nhật Bản|Nhật]] mà học hỏi, mà trù tính việc đánh [[Pháp|Tây]]. Đó là một thành công vĩ đại. Trong tác dụng ấy của văn thơ Phan Bội Châu, có ''Việt Nam vong quốc sử'', ''[[Hải ngoạị huyết thư]]'' đóng góp một phần rất quan trọng.<ref>Hoài Thanh, ''Phan Bội Châu'', Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1978.</ref>
 
== Nhầm lẫn ==
Tác phẩm ''Việt Nam vong quốc sử'' ngay từ [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1905]] đã được Lương Khải Siêu cho in thành sách. Đồng thời, ông cũng cho đăng liên tiếp nhiều kỳ trên tờ ''Tân Dân tùng báo'' kể từ số 19 (67) ngày 19 [[tháng chín|tháng 9]] năm Minh Trị thứ 38 tại [[Nhật Bản]], ở mục "Tùng đàm" do ông phụ trách. Nhưng vì đầu đề của bài đầu tiên do Lương Khải Siêu đặt là ''Ký Việt Nam vong thân chi ngôn'' (Chép lời người Việt Nam mất nước), khiến về sau những người biên soạn ''Toàn tập Ẩm Băng Thất'' tưởng Lương Khải Siêu là tác giả, nên đã đưa trọn quyển sách này vào bộ "văn tập" của ông.
 
== Trích tác phẩm ==
:...''Khi ấy có [[Nguyễn Hữu Huân|Nguyễn Huân]], [[Nguyễn Trung Trực]], [[Trương Định]]...khởi nghĩa chống [[Pháp]], liền mấy trăm trận đánh. Nhưng vì quân giới không bằng Pháp, nên bị thua. Nguyễn Huân oanh liệt nhất, ba lần bị Pháp bắt, lại trốn thoát, lại tụ nghĩa. Lúc sắp bị hành hình có câu thơ rằng: ''Dẫu chết cũng kinh hồn nghịch tặc, không hàng chịu chém cổ tướng quân''...
 
:''Năm [[Tự Đức]] thứ 35, Pháp lấy thành [[Hà Nội]]. Người tôi giữ thành là [[Hoàng Diệu]] lấy máu viết tờ di biểu, tự thắt cổ...Bấy giờ có hưu quan là [[Nguyễn Cao]], tụ đảng hơn nghìn người, mưu lấy lại tỉnh thành, bị quân Pháp bắt được; ông tự mổ bụng, không chết, lại tự cắn lưỡi mà chết. Có người nghĩa sĩ viếng câu đối rằng:
:''Lòng thề trời đất còn tuôn đỏ,
:''Răng nghiến non sông nhả lưỡi hồng.
:''Ông Cao chết, quân Pháp còn lấy làm hận vì chưa tự tay chém giết được, liền chặt đầu đem bêu.''
 
:''Năm [[Giáp Thân]], năm đầu [[Kiến Phúc]], quân Pháp vào cửa biển Thuận Kinh ([[Thuận An (định hướng)|Thuận An]]) bắt hiếp [[Việt Nam]] đem dấu ấn phong vương của nước [[nhà Thanh|Thanh]] trả lại triều Thanh. Nước Thanh đem Việt Nam nhường cho Pháp kể từ năm ấy. Than ôi! Mấy nghìn năm được cái vinh chịu phong, không đủ bù lại cái nhục một sớm trả ấn...
 
:''...Than ôi! Lúc biển sóng yên lặng thì trên miếu đường, bọn dung phu bất tài ăn no nằm khểnh phè phỡn; lúc trời đất bụi mù thì nơi tên đạn các tráng sĩ phải bỏ mình mà nuốt hận...''<ref>Trích chương đầu ''Việt Nam vong quốc sử'', bản dịch của Chu Thiên và Chương Thâu, in trong ''Những tác phẩm của Phan Bội Châu (Tập I)'', Nhà xuất bản Khoa học xã hội, [[Hà Nội]], năm 1982, tr. 75-78.</ref>
 
== Chú thích ==