Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hữu Loan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
KamikazeBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Sửa en:Huu Loan
Dòng 35:
 
==Tiểu sử==
'''Hữu Loan''' tên thật là ''Nguyễn Hữu Loan''; Bút danh: ''Hữu Loan'' <ref>[http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/vanhoc/vh-vietnam/tacgia/20/tho/l/huuloan.htm] NHÀ THƠ HỮU LOAN - Cinet.gov.vn</ref>; sinh ngày [[2 tháng 4]] năm [[1916]] (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm [[1914]])<ref>[http://vtc.vn/13-242395/van-hoa/thi-si-huu-loan-va-moi-tinh-bat-hu.htm] Thi sĩ Hữu Loan và mối tình bất hủ - Báo điện tử VTC News, 19/03/2010 20:02.</ref> tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện [[Nga Sơn]], tỉnh [[Thanh Hóa]]. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm [[1936]], tham gia [[Việt Minh]] ở thị xã Thanh Hóa (nay là [[thành phố Thanh Hóa]]). Năm [[1943]], ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc [[Cách mạng tháng Tám]] nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch UỷỦy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm [[1945]], ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại [[Hà Nội]] <ref>[http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201012/20100319004142.aspx] Thi sĩ Hữu Loan qua đời - Báo Thanh Niên, 19/03/2010 0:41.</ref>. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm UỷỦy viên Văn hóa trong UỷỦy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia [[quân đội Nhân dân Việt nam]], phục vụ trong [[Đại đoàn 304]]. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian [[1956]]-[[1957]], ông tham gia [[Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm]] do nhà văn [[Phan Khôi]] chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm ''Cũng những thằng nịnh hót'' và truyện ngắn ''Lộn sòng''{{fact}}. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt{{fact}}.
 
Sau khi phong trào [[Nhân Văn Giai Phẩm]] bị dập tắt vào năm [[1958]], nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương{{cần dẫn chứng}}. Cuối đời ông về sống tại quê nhà. <ref name="HL">[http://www.laodong.com.vn/Home/Huu-Loan--tim-mai-mau-hoa-sim/20103/177992.laodong] Hữu Loan - tím mãi màu hoa sim - Báo Lao Động, số 62 Ngày 20/03/2010 Cập nhật: 8:26 AM.</ref>