Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp Chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 19:
Pháp Chính được đánh giá là có thể "sánh với thiên tài [[Quách Gia]] của Tào Ngụy".<ref name=":0">Tam Quốc Chí - Pháp Chính truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref> Nhiều ý kiến cho rằng ông là một trong 2 quân sư quan trọng nhất của Lưu Bị, vai trò ngang hàng với Khổng Minh (trong đó Pháp Chính chuyên phụ trách quân sự còn Khổng Minh phụ trách việc nội trị). Việc Pháp Chính qua đời khá sớm là một tổn thất lớn về nhân sự cho Lưu Bị, khiến gánh nặng về quân sự sau này của nhà Thục Hán dồn cả vào Gia Cát Lượng.
 
== Phục vụ Lưu Chương ==
Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương. Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.
 
Dòng 32:
Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì ''"dùng ân đức thu nạp"'', khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.<ref name=":0" />
 
Năm Kiến An 16 (211), Lưu Chương nghe tin Tào Tháo chuẩn bị chinh phạt Trương Lỗ, Chương vô cùng lo sợ Tào "nuốt" xong Hán Trung sẽ nhòm ngó ích Châu. Trương Tùng khuyên Lưu Chương "đón" Lưu Bị vào Thục, để Bị thảo phạt Trương Lỗ, chiếm Hán Trung.
 
Pháp Chính nhận lệnh làm sứ giả sang "mời" Lưu Bị đưa quân vào Thục. Đây cũng là thời điểm Pháp Chính "chính thức" phản lại Lưu Chương, hiến kế cho Bị. ''"Các hạ (Lưu Bị) là anh tài cái thế, Lưu Chương vô năng không thể làm minh chủ. Nay Trương Tùng làm nội ứng, giúp đoạt Ích Châu. Dùng Ích Châu trù phú làm căn cơ, lấy địa thế hiểm trở làm chỗ dựa mà thành đại nghiệp, dễ như trở bàn tay''”. <ref name=":1">Tam Quốc Chí - Lưu Chương truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref>
 
Pháp Chính trở về Ích Châu, âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, quyết định "ngầm" tôn Lưu Bị làm chủ.
Dòng 42:
Quan Tòng sự Trịnh Độ hiến kế Lưu Chương dùng kế cố thủ "khiến quân Lưu Bị không đánh mà tan". Bị vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, Pháp Chính nêu ra nhận định, Lưu Chương mặc dù bất tài, nhưng cũng là quan Châu mục yêu dân, cho nên sẽ không sử dụng kế sách phương hại đến dân chúng. Quả nhiên, Lưu Chương nói - ''"Ta nghe nói đánh địch để an dân, chưa nghe nói dùng dân để chống địch", ''và bác bỏ phương án của Trịnh Độ.<ref name=":1" />
 
Chinh khuyên Lưu Chương đầu hàng, ông phân tích tình hình chính sự, nhưng mục đích chính lại là công tâm kế, đánh mạnh vào điểm yếu nhân nghĩa của Chương: “trăm họ ngày một khốn đốn”,“bách tính chẳng thể kham nổi lao dịch”<ref name=":0" />
 
Sau đó, Lưu Chương đầu hàng với lý do không đành để dân chúng phải chịu khổ sở chiến tranh.
 
''"Chỉ một lá thư mà giúp binh lính Lưu Chương lẫn quân đoàn Lưu Bị bớt được bao nhiêu xương máu."''<ref>{{Chú thích web|url=https://www.tienphong.vn/van-nghe/giai-ma-thoi-tam-quoc-phap-chinh-de-nhat-ta-than-cua-thuc-han-1071007.tpo|title=Giải mã thời Tam quốc: Pháp Chính - đệ nhất 'tà thần' của Thục Hán}}</ref>
 
Chiếm được Tây Xuyên, Bị phong cho Chính làm Thái thú Thục quận, Dương Vũ tướng quân, ngoài thống lĩnh kinh kỳ, trong làm Tham mưu trưởng.
 
== Trọng thần của Lưu Bị ==
Dòng 60:
Giai đoạn này, Pháp Chính vừa kiểm soát đại quyền hành chính Thục quận - thủ phủ Ích Châu, vừa là đại thần "cốt lõi" bên cạnh Lưu Bị.<ref name=":0" />
 
Tính cách Pháp Chính ân oán phân minh. Sau khi nắm giữ quyền lớn đã không quên báo đáp những người giúp đỡ mình, song cũng không bỏ qua tư thù với những người có mâu thuẫn trong quá khứ. “Đối với ân đức một bữa ăn, nỗi oán hận một lần trừng mắt, không gì không báo phục, lại tùy tiện bắt giết làm hại rất nhiều người.”.<ref name=":0" /> Đây cũng là điểm khiến sử gia Trần Thọ - tác giả "Tam Quốc Chí" - đánh giá ông là "phẩm đức không vẹn toàn".
 
Có người tố cáo với Khổng Minh, hy vọng ông có thể vạch tội Pháp Chính với Lưu Bị, không để Chính "tác oai tác quái". Nhưng bản thân Gia Cát Lượng hiểu rõ, Lưu Bị được Tây Xuyên là công lớn của Pháp Chính. Khổng Minh chỉ đáp: 
Dòng 81:
Bước một: Ám kích Vũ Đô.
 
Phái một đạo tiên phong thâm nhập hậu phương của địch: “Tiên chủ đốc xuất chư tướng tiến binh đến Hán Trung. Chia quân sai bọn Ngô Lan - Lôi Đồng thâm nhập Vũ Đô, đều bị quân Tào Công đánh giết tan tành ở đó”. <ref name=":2">Tam Quốc Chí - Lưu Tiên chủ truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref> Đánh thắng thì tốt, thua cũng không sao, mục đích chính là dời sự chú ý của quân Tào vào hướng bắc. Trong khi đó Bị dẫn quân chủ lực tiến đến cứ điểm trọng yếu của Hán Trung: ải Dương Bình.
 
Bước hai: Minh công Dương Bình.
Dòng 97:
Bước năm: Phân binh lần hai.
 
“Cáp đóng quân ở Quảng Thạch. Bị có hơn vạn quân tinh nhuệ, chia làm mười lộ, nhân đêm tối gấp rút tấn công Cáp”. <ref>Tam Quốc Chí - Trương Cáp truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).</ref> Uyên nghe tin, liền phân một nửa binh của mình tương trợ Cáp.
 
Bước sáu: Giăng bẫy giữa đường.
Dòng 107:
Tào Tháo dẫn quân đến chi viện, Lưu Bị cười khẩy không thèm giao chiến, lại thường xuyên chặn đường cướp lương. Quân Tào lương thực không đủ, tinh thần suy sụp, Tào Tháo tiến thoái lưỡng nan, rốt cuộc rút lui.
 
Liên hoàn kế này của Pháp Chính đã cẩn thận bố trí dựa trên sự hiểu biết về tướng địch (“Xét tính tài thao lược của Uyên, Cáp chẳng hơn được tướng soái của quốc gia”), nhãn quan chính trị sắc bén (“Không phải là trí của Tháo không tính kịp mà bởi lực của hắn không đủ, tất trong nội bộ của hắn có điều lo nghĩ bức bách”), kếp hợp cùng khả năng tính toán tuyệt vời, biến Hán Trung thành miếng gân gà mà một kỳ tài quân sự như Tào Tháo cũng phải ngậm ngùi nhả ra trong tiếc hận.
 
Nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, Tào Tháo cảm khái nói - ''"Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".''<ref name=":3">{{Chú thích web|url=https://www.tienphong.vn/van-nghe/giai-ma-thoi-tam-quoc-ta-than-phap-chinh-muu-loan-chien-truong-1082851.tpo|title=Giải mã thời Tam quốc: 'Tà thần' Pháp Chính mưu loạn chiến trường}}</ref>
 
Chưa hết, trận này còn có tình tiết khá đặc sắc:
 
“Tiên chủ giao chiến với Tào Công, ở thế không lợi, nên lui binh, mà Tiên chủ tức giận không chịu lùi về, chẳng ai dám can. Tên bay như mưa, Chính bèn tới chắn trước Tiên chủ, Tiên chủ nói: Hiếu Trực tránh ra!
Dòng 143:
Pháp Chính lớn hơn Khổng Minh 4 tuổi, mặc dù tính cách cũng như đời sống cá nhân 2 ông có nhiều khác biệt, nhưng có điểm chung là cả 2 đều "lấy việc công làm trọng".
 
''"Tiên chủ truyền nói: Gia Cát Lượng là trọng thần, Pháp Chính là mưu chủ".''<ref name=":2" />
 
Gia Cát Khổng Minh rất khâm phục tài năng hiếm có trên lĩnh vực quân sự của Pháp Chính. Giai đoạn chiến tranh trước khi Lưu Bị qua đời, nhóm Pháp Chính, Bàng Thống có nhiều chiến tích hơn Gia Cát Lượng, một phần cũng do bọn họ xuất hiện nhiều hơn trên lĩnh vực quân sự, trong khi Gia Cát Lượng chủ yếu được giao việc cai trị ở hậu phương.
Dòng 153:
Pháp Chính vốn “văn võ toàn tài”, nhưng vì rơi mất một chữ “i”, nên không được tiếng thơm trong sử sách. Trần Thọ bình rằng: ''“Pháp Chính thấy rõ thành bại, có diệu kế kỳ mưu, nhưng không được khen về phẩm hạnh”(“toàn tà”?)''. Trần Thọ bình luận rằng "[[Bàng Thống]] với [[Tuân Úc]] gần như một cặp, Pháp Chính và [[Trình Dục]], [[Quách Gia]] cũng tương đương vậy". Tuy đạo đức không tốt lắm, nhưng khi tập đoàn Thục Hán đã có sẵn một Khổng Minh tài đức vẹn toàn, thì sự góp mặt của Chính là một nhân tố vừa vặn bổ sung vào chỗ khuyết, đảm nhận mặt “tối” của một bộ máy chính trị phải bảo toàn danh tiếng, trở thành chiếc “cánh đen” giúp Lưu Bị tự do bay lượn trong trời đất.
 
Bởi thế, e chẳng phải tự nhiên mà Khổng Minh nói: “May nhờ Pháp Hiếu Trực giúp đỡ, chúa công mới cất cánh bay liệng tự do được”. Cũng như chẳng phải vô duyên vô cớ mà Bị truy tặng cho Chính thụy hiệu “Dực” hầu. <ref name=":3" />
 
==Chức danh và chức vụ từng nắm giữ==