Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Bausell (DD-845)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 75:
 
Đội khu trục đi đến [[Sasebo]], [[Nhật Bản]] vào ngày [[18 tháng 3]], rồi gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 77 tại vùng biển ngoài khơi bờ Đông bán đảo Triều Tiên ba ngày sau đó. Hoạt động cùng với tàu khu trục Anh {{HMS|Cockade|R34}} trong đợt này, ''Bausell'' đã tuần tra tại khu vực [[Songjin]]-[[Wonsan]] để ngăn chặn các tàu [[Bắc Triều Tiên]] vận chuyển vũ khí và tiếp liệu, đồng thời tham gia bắn phá bờ biển từ ngày [[24 tháng 4|24]] đến ngày [[28 tháng 4]]. Con tàu sau đó được điều sang nhiệm vụ tuần tra tại [[eo biển Đài Loan]], một chiến dịch được bắt đầu từ [[tháng 6]] năm [[1950]] nhằm ngăn chặn xung đột giữa phe [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Cộng]] với phía [[Quốc dân Đảng Trung Quốc|Quốc dân Đảng]] đã triệt thoái ra đảo [[Đài Loan]]. Chiếc tàu khu trục đã tuần tra gần khu vực quần đảo [[Bành Hồ]] từ ngày [[11 tháng 6]] đến ngày [[18 tháng 7]]; rồi quay trở lại vùng biển Triều Tiên từ ngày [[7 tháng 8]], tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh thêm năm tuần lễ trước khi lên đường quay trở về San Diego vào ngày [[16 tháng 9]].<ref name=DANFS/>
 
''Bausell'' tiến hành các hoạt động thường lệ tại chỗ trong bảy tháng tiếp theo, bao gồm việc thực hành tác xạ và huấn luyện thành viên mới của thủy thủ đoàn. Nó khởi hành vào ngày [[20 tháng 5]], [[1952]] để quay trở lại vùng biển Triều Tiên, tiếp tục hoạt động tuần tra cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77 ngoài khơi bờ biển phía Đông bán đảo. Nó đã hỗ trợ hải pháo cho hoạt động tác chiến khi cần thiết, và đã bốn lần đấu pháo tay đôi với các khẩu đội pháo bờ biển đối phương trong suốt mùa Hè; thỉnh thoảng nó được được huy động hộ tống bảo vệ cho các đội đặc nhiệm [[tàu sân bay]], đảm nhiệm canh phòng máy bay tại khu vực hoạt động. Sau khi hoàn tất lượt hoạt động, nó lên đường quay trở về nhà vào đầu [[tháng 12]], về đến San Diego vào ngày [[20 tháng 12]].<ref name=DANFS/>
 
''Bausell'' trải qua một đợt đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island bắt đầu từ ngày [[29 tháng 1]], [[1953]], kéo dài trong sáu tháng. Khi công việc sửa chữa hoàn tất vào [[tháng 7]], nó trải qua hai tháng tiếp theo hoạt động huấn luyện ôn tập nhằm chuẩn bị cho lượt biệt phái sang Viễn Đông tiếp theo. Nó khởi hành từ San Diego vào ngày [[8 tháng 9]], đi đến vùng biển Triều Tiên và cùng với các đơn vị khác thuộc [[Đệ Thất hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Thất hạm đội]] giám sát thỏa thuận ngừng bắn, vốn đã đạt được vào [[tháng 7]] nhằm kết thúc cuộc xung đột. Chiếc tàu khu trục tiếp tục hoạt động ngoài khơi Triều Tiên và Đài Loan trong sáu tháng, thường xuyên ghé các cảng [[Yokosuka]], [[Pusan]] và [[Cơ Long]] để bảo trì và sửa chữa, cho đến khi được thay phiên vào cuối [[tháng 3]], [[1954]]. Nó về đến San Diego vào ngày [[16 tháng 4]].<ref name=DANFS/>
 
=== 1954 - 1962 ===
Từ [[tháng 11]], [[1954]] đến [[tháng 4]], [[1955]], ''Bausell'' thực hiện lượt phục vụ thứ sáu tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Thoạt tiên hoạt động ngoài khơi [[vịnh Subic]], [[Philippines]], nó được lệnh đi lên phía Bắc đến Đài Loan, sau khi xảy ra sự kiện máy bay Trung Quốc tấn công tàu bè của phe Quốc Dân Đảng tại khu vực [[quần đảo Đại Trần]] vào ngày [[10 tháng 1]], [[1955]]. Chiếc tàu khu trục đã tuần tra tại vùng biển lân cận trong ba tuần tiếp theo, cho đến đầu [[tháng 2]], khi có quyết định triệt thoái binh lính và thường dân phe Quốc Dân Đảng khỏi Đại Trần. Nó đã hỗ trợ cho hoạt động triệt thoái, rồi viếng thăm [[Hong Kong]] và trải qua một đợt sửa chữa ngắn tại [[Sasebo]] trước khi quay trở về Hoa Kỳ vào đầu [[tháng 4]].<ref name=DANFS/>
 
Trong bốn năm tiếp theo, ''Bausell'' còn được phái sang phục vụ tại khu vực Tây Thái Bình Dương thêm ba lượt khác. Trong các chuyến đi này, nó thực tập chống tàu ngần cùng với các đơn vị khác thuộc Đệ Thất hạm đội, tuần tra tại vùng biển ngoài khơi Triều Tiên và Đài Loan, và tập trận phối hợp cùng hải quân các nước khác tại vùng biển Philippine và Australia.<ref name=DANFS/>
 
Vào [[tháng 7]], [[1960]], ''Bausell'' đi đến [[Xưởng hải quân Puget Sound]] để được sửa chữa và nâng cấp trong khuôn khổ Chương trình [[Hồi sinh và Hiện đại hóa Hạm đội]] I (FRAM: Fleet Rehabilitation and Modernization), nhằm kéo dài vòng đời hoạt động thêm 10 đến 20 năm, đồng thời nâng cao năng lực tác chiến chống ngầm. Nó được cải tiến với những thiết bị điện tử, [[radar]] và [[sonar]] hiện đại, được bổ sung hai bệ [[ống phóng ngư lôi Mark 32 cho hạm tàu nổi|ống phóng ngư lôi Mark 32]] ba nòng, bệ phóng tên lửa chống ngầm [[RUR-5 ASROC]] giữa các ống khói, cùng hầm chứa và sàn đáp để vận hành [[máy bay trực thăng]] không người lái chống tàu ngầm [[Gyrodyne QH-50 DASH]].<ref name=DANFS/>
 
== Phần thưởng ==