Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xóa thông tin mang tính chất đả kích, kém trung lập, không dẫn nguồn.
→‎Truyền ngôi cho Minh Mạng: Chưa hề có một văn bản chính thức thời đó ghi lại Lê Văn Duyệt phản đối lập Minh Mạng, ông Choi người Hàn viết sách lấy nguồn ở đâu? Duyệt Thành ghét nhau như chó với mèo mà về phe nhau?
Dòng 700:
Vốn là con trai cả, [[Nguyễn Phúc Cảnh]], cũng như người con trai thứ hai và thứ ba của Gia Long đều đã mất trước khi ông lên ngôi vua ([[1802]]) nên Gia Long phải quyết định chọn người kế lập trong số các con cháu trực hệ, trong số này thì hai ứng cử viên nặng ký nhất là người con thứ tư (hoàng tử [[Nguyễn Phúc Đảm]]) và con trai của Nguyễn Phúc Cảnh là Hoàng tôn [[Nguyễn Phúc Mỹ Đường]].
 
Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng ông vẫn muốn chọn vị hoàng tử thứ tư là [[Minh Mạng|Nguyễn Phúc Đảm]] làm người kế vị thay vì chọn dòng đích là Mỹ Đường, bất chấp có nhiều đại thần phản đối theo nguyên tắc "đích tôn thừa trọng" (cháu cả được thay thế cha (trong việc kế thừa ông nội)), trong đó có những trọng thần như [[Lê Văn Duyệt]] hay [[Nguyễn Văn Thành]].<ref name=Tay11/><ref name="choi5758">{{harvnb|Choi|2004|p=57-58}}.</ref> Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Công giáo và không có chút cảm tình nào với người Pháp - tư tưởng này hợp với Gia Long. Gia Long đã dặn trong di chiếu rất rõ với [[Minh Mạng]] rằng hãy đối xử tử tế với người Âu nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ,<ref name="Nguyễn Quang Trung Tiến" /> ngoài ra hoàng tử Đảm khi đó đã là một người trưởng thành và khó lòng bị khống chế so với Mỹ Đường đang trong lứa tuổi thiếu niên.
 
Sau khi Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử [[#Các vụ án công thần|trong một vụ án]] có liên quan tới việc này, phe ủng hộ Mỹ Đường thất bại khi Gia Long chính thức phong cho Nguyễn Phúc Đảm làm Thái tử năm [[1817]]<ref name="choi57"/> và sau đó kéo cho tận tới sau khi Thái tử Đảm lên ngôi năm [[1820]].<ref name="choi57"/>