Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mật Vân Viên Ngộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
Ngoài ra, sư cũng nổi bật qua việc trùng tu lại ngôi Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự- ngôi đại danh thắng và là một trong các ngôi Thiền viện tổ đình [[Thiền tông]] lâu đời của Trung Quốc và có diện tích rất rộng (hiện nay diện tích tổng thể là 7.640.000 m2, diện tích xây dựng là 28.800 m2). Trước khi sư đến trụ trì tại ngôi chùa này thì nơi đây từng nhiều lần chịu nhiều sự đổ nát từ nạn binh đao, hỏa hoạn, lũ lụt. Năm 1638, sư trùng tu tổng thể toàn bộ ngôi chùa này, xây dựng thêm nhiều điện đường quy mô lớn và rất có kết cấu. Tăng chúng đến đây tham học hơn 1000 người, cư sĩ, phật tử đến hỏi đạo rất đông. Ngôi tổ đình này từ đó đến nay thuộc Thiền Lâm Tế chính tông.
 
Ngoài việc dạy Thiền cho các Thiền tăng, sư cũng chú trọng đến việc dạy Thiền cho các vị nữ tu, ni sư và trong những vị nữ tu này có người ngộ đạo và được sư truyền pháp, điển hình như Thiền sư ni Trượng Tuyết Thông Túy, Thạch Kỳ Thông Vân... Những vị nữ tu ngộ đạo này về sau trở thành những thiền sư ni nổi tiếng theo cách giáo hóa riêng của họ.
 
Trong suốt 30 năm giáo hóa của mình, sư đã nỗ lực khôi phục lại Tông Lâm Tế qua những bài thuyết pháp và đường lối thực hành [[Công án|Thiền Thoại Đầu]]. Người theo sư [[quy y]], thọ giới và nghe thuyết pháp có tới 30,000 người, đệ tử xuất gia 300 người, 12 người được sư [[Ấn khả chứng minh|ấn khả]] và cho nối pháp. Từ những nỗ lực và kỳ tích đó, sư được người đời tôn kính là Lâm Tế thứ 2. Kế thừa tư tưởng và phong cách của sư, các đệ tử nối pháp của sư như Thiền sư [[Phí Ẩn Thông Dung]], Mộc Trân Đạo Mân cũng nỗ lực dùng các phương pháp đánh, hét để khôi phục lại tinh thần tông Lâm Tế và biên soạn nhiều tác phẩm liên quan đến lịch sử và đường lối thực hành của Thiền tông.