Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm tin tức chính xác.
Dòng 264:
Giống như vua cha, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cống và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với [[nhà Thanh]]. Khi lên ngôi, ông đã nhận sự phong vương của vua nhà Thanh. Tuy nhiên, triều Nguyễn duy trì đường lối đối nội tự chủ. Theo nhận xét của giáo sư Yu Insun, các vua nhà Nguyễn chỉ xưng thần với nhà Thanh một cách hình thức, còn thực chất họ cho rằng họ bình đẳng với nhà Thanh.<ref>''Lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thế kỷ XIX, thực và hư'', Yu Isun.</ref> Các phái đoàn đi cống của [[Đại Nam]] ngoài việc đưa đồ tiến cống còn thực hiện việc trao đổi mua bán sản phẩm không có trong nước, vì [[Trung Quốc]] không cho phép thương nhân Đại Nam sang Trung Quốc, còn Đại Nam duy trì lệnh cấm dân chúng xuất cảnh để ngăn chặn việc xuất lậu vật phẩm sang Trung Quốc như gạo, muối, vàng bạc, đồng, sừng trâu, ngà voi, v.v...
 
Việc duy trì quan hệ triều cống chỉ có ý nghĩa tượng trưng, vì đến cuối đời Minh Mạng, cứ bốn năm một lần [[nhà Nguyễn]] mới phải cử sứ sang cống, đồng thời [[nhà Thanh]] cắt giảm yêu cầu vật phẩm triều cống cho [[Nhà Tây Sơn|triều Tây Sơn]] và nhà Nguyễn chỉ còn phân nửa so với [[nhà Lê]], nên giá trị vật chất không đáng kể.<ref>''Đại Nam thực lục'', chính biên, II, quyển 207, tr. 41b~42a.</ref> Tuy nhiên các đoàn đi sứ đều được lệnh ghi chép cẩn thận tình hình bên [[Trung Quốc]] để báo cáo lại cho nhà vua. Các sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ này đều bị trách phạt. Đây có lẽ là một phần lý do khiến vua Minh Mạng có thể nhận định đúng việc nhà Thanh ngày càng suy yếu, và dự đoán chính xác [[nhà Thanh]] sẽ thất bại trong cuộc xung đột với nước Anh một khi cuộc [[chiến tranh Nha phiến]] nổ ra.<ref>''Đại Nam thực lục'', II, quyển 212, p. 33b.</ref> Thời Minh Mạng nhà Thanh muốn chiếm đất biên giới, Vua liền cho tướng mang quân và voi lên đánh.  Quân Thanh thua to phải rút khỏi đất Việt.
 
===Với Xiêm La===