Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
'''Bắc Nguyên''' ([[tiếng Mông Cổ]]: ᠬᠦᠮᠠᠷᠳᠦ ᠥᠨ ᠥᠯᠥᠰ, [[tiếng Trung]]: 北元; [[bính âm]]: Beǐyuán) là phần tàn dư của [[nhà Nguyên]] bị trục xuất khỏi Trung Quốc vào năm 1368 và rút về Mông Cổ, và kết thúc khi [[nhà Thanh]] nổi lên vào thế kỷ 17. Nhà Bắc Nguyên khởi đầu bằng việc chấm dứt quyền cai trị của người Mông Cổ tại Trung Quốc và thời kỳ này được đánh dấu với các cuộc đấu tranh bè phái và [[Đại hãn]] chỉ có vai trò trên danh nghĩa. Giai đoạn trước 1388, tức trước khi [[Nguyên Chiêu Tông]] bị giết gần [[sông Tuul]], triều đại thỉnh thoảng được đề cập đến với tên gọi '''Bắc Nguyên'''.<ref>Luc Kwanten, "Imperial Nomads: A History of Central Asia, 500-1500"</ref> Triều đại cũng được đề cập đến với tên gọi '''Hậu đế quốc Mông Cổ''' hay '''Mông Cổ hãn quốc'''trong các tư liệu ngày nay.<ref>Reuven Amitai-Preiss, Reuven Amitai, David Morgan-The Mongol empire and its legacy‎, p.275</ref> Người Mông có ghi chép thời kỳ này với tên ''40 và 4'', nghĩa là 40 tumen (vạn hộ) người Mông Cổ Đông và 4 tumen người Mông Cổ Tây.
 
[[Đạt Diên Hãn]] (Dayan Khan) và [[Mãn Đô Hải Cáp Đồn]] (Mandukhai Khatun) đã thống nhất toàn bộ [[Mông Cổ]] vào thế kỷ 15.<ref>[http://www.amazon.com/dp/0307407152 Jack Weatherford-The Secret History of the Mongol Queens]</ref> Tuy nhiên, việc phân bổ đế quốc trước đó cho các con trai và họ hàng như là các [[thái ấp]] đã dẫn đến việc quyền lực hoàng gia bị phân tán.<ref>René Grousset-The Empire of the Steppes: A History of Central Asia, p.508</ref> Với việc việc phân quyền này, có một sự hòa hợp đặc biệt trong tầng lớp quý tộc Dayan Khanid và nội chiến [[Borjigin|nội bộ gia tộc Bác nhĩ Tế Cát Đặc]] vẫn chưa được biết đến cho đến tận thời trị vì của [[Lâm Đan Hãn]] (Ligden Khan, 1604–34).<ref>C.P.Atwood-Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire, ''see: Batumöngke Dayan Qaghan''</ref>Tuy nhiên, giới sử Trung Quốc cho rằng triều Bắc Nguyên kết thúc với cái chết của [[Khôn Thiếp MộMộc Nhi Hãn]] (Gün Temür Khan) năm 1402 và giai đoạn từ sau đó đến khi bị nhà Thanh xâm chiếm gọi là thời kỳ Thát Đát.
 
Sáu mươi năm cuối của thời kỳ này đã chứng kiến sự thâm nhập mạnh mẽ của [[Phật giáo Tây Tạng]] vào xã hội Mông Cổ.
 
== Rút lui về Mông Cổ (1368–1388) ==
[[Người Mông Cổ]] dưới sự lãnh đạo của [[Khả hãn]] [[Hốt Tất Liệt]] (trị vì 1260–94) của [[đếnđế quốc Mông Cổ]] (1206–1368), một cháu trai của [[Thành Cát Tư Hãn]] (trị vì 1206–27), đã [[vương triều chinh phục|chinh phục]] toàn bộ Trung Quốc sau khi diệt [[Nam Tống]] vào năm 1276 và tiêu diệt phong trào kháng chiến Trung Hoa cuối cùng năm 1279. [[Nhà Nguyên]] của người Mông Cổ (1271–1368) cai trị toàn Trung Quốc trong khoảng một thê kỷ. Tuy nhiên, người Mông Cổ đã thống trị [[Bắc Trung Quốc]] trong hơn 140 năm, bắt đầu từ khi [[nhà Kim]] của người [[Nữ Chân]] bị tiêu diệt. Tuy nhiên, khi [[người Hán]] bản địa ở các vùng nông thôn phải trải qua các thiên tai như hạn hán, lũ lụt và nạn đói từ cuối thập kỉ 1340, cùng với đó là việc triều đình nhà Nguyên thiếu các chính sách ứng phó hiệu quả đã khiến họ đánh mất sự ủng hộ của người dân. Năm 1351, [[Hồng Cân quân]] bắt đầu nổi dậy và phát triển gây nên náo động trên toàn quốc. Cuối cùng, [[Chu Nguyên Chương]], một nông dân người Hán đã lập nên [[nhà Minh]] ở miền Nam Trung Quốc, và cử một đội quân hướng về kinh đô triều Nguyên là [[Đại Đô]] (nay là [[Bắc Kinh]]) năm 1368. [[Nguyên Huệ Tông]] (trị vì 1333–70), vị vua cuối cùng của nhà Nguyên, đã chạy về phía bắc đến [[Thượng Đô]] (nay thuộc [[Nội Mông]]) từ Đại Đô vào năm 1368 sau khi quân Minh tiếp cận. Ông đã cố gắng lấy lại Đại Đô, nhưng cuối cùng đã thất bại; ông qua đời ở [[Ứng Xương]] (nay thuộc Nội Mông) hai năm sau.
 
Tàn dư của triều Nguyên rút về [[Mông Cổ]] sau khi Ứng Xương thất thủ trước [[nhà Minh|triều Minh]] năm 1370, và lập nên triều Bắc Nguyên. Những người thống trị Bắc Nguyên củng cố tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc,<ref>John Man- The Great Wall: The Extraordinary Story of China's Wonder of the World‎, p.183</ref><ref>The Cambridge History of China, Vol 7, pg 193, 1988</ref> và tiếp tục kiên trì sử dụng danh hiệu [[Hoàng đế]] ([[Đại hãn]]) của Đại Nguyên (Dai Yuwan Khaan, 大元可汗, Đại Nguyên khả hãn)<ref>Carney T.Fisher, "Smallpox, Sales-men, and Sectarians: Ming-Mongol relations in the Jiang-jing reign (1552–67)", Ming studies 25</ref> để kháng cự với nhà Minh, là thế lực đang nắm giữa Trung Quốc.