Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 109:
*[[Tam-miệu-tam-Phật|Toàn Giác Phật]] (sa. ''samyak-saṃbuddha'') là bậc [[chính đẳng chính giác]], không chỉ giác ngộ mà còn có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
Phật giáo không xem [[Siddhartha Gautama|Tất-đạt-đa Cồ-đàm]] là vị Phật duy nhất. Kinh Phật đã nói đến rất [[Danh sách các chư Phật|nhiều vị Phật khác]] từng xuất hiện trong quá khứ, tại các thế giới khác nhau. Phật giáo không có một đấng tối cao phán xét hay có toàn quyền sinh sát. Mỗi người tự làm chủ số phận của mình bằng [[Nghiệp (Phật giáo)|Nhân Quả]] do [[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp lực]] của mình tạo ra, không một ai ngoài bản thân có thể phán xét, cứu vớt, xóa tội cho mình. Chúng sinh hoàn toàn có thể tự đạt đến quả vị Phật, tương đương với Phật qua câu nói của Phật: "'''Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành'''", bất kể chủng tộc, địa vị xã hội. [[Phật tính]] bình đẳng trong tất cả chúng sinh, bất cứ ai cũng có khả năng trở thành Phật nếu tích lũy đủ thiện nghiệp và nỗ lực tu luyện. [[Tăng-già]] (僧伽) của Phật giáo bao gồm [[Tỳ Kheo]] (比丘), [[Tỳ Kheo Ni]] (比丘尼) và [[Cư sĩ]].
 
Theo giáo lý nguyên thủy thì một hành giả đạt [[bồ-đề]], [[giác ngộ]] khi người đó đạt được một cái ''nhìn vạn vật như chúng đích thật là'' ([[Như thật tri kiến]]) tức là đạt đến [[chân lý]], với một tâm thức thoát khỏi [[phiền não]] và si mê. Trong các loại phiền não thì tham ái và vô minh, cũng được gọi là si, là những loại nặng nhất. Tham, sân và si được gọi chung là ba chất độc ([[tam độc]]), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành [[bát chính đạo]].