Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 277:
Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo là quốc giáo của nước này. Ảnh hưởng lớn đến [[chính trị]], [[xã hội]], [[văn hóa]] của quốc gia này. Từ khi Phật giáo truyền đến nước Nhật, sự hợp nhất giữa Phật giáo và [[Thần đạo]] đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Phật giáo bắt đầu thời kỳ suy vi tại Nhật vào [[thế kỷ 19|thế kỉ 19]], vào thời [[Minh Trị (định hướng)|Minh Trị]], chính quyền lúc bấy giờ đã ra sắc lệnh "Thần Phật phân ly", tách Thần Đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời nỗ lực chấn hưng tôn giáo bản địa. Đây là thời kì Thần Đạo phát triển mạnh mẽ với sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền. Thần Đạo trở thành quốc giáo của Nhật Bản, gắn liền với các hoạt động của [[nhà nước]]. Phật giáo được khôi phục lại sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] với việc nhiều tổ chức Phật giáo ra đời làm sống dậy các sinh hoạt Phật sự trên khắp nước Nhật.
 
Theo thống kê gần đây, Phật giáo Nhật Bản có 70.000 ngôi chùa, 250.000 tăng ni, 96 triệu Phật tử, chiếm 3/4 dân số. Việc nghiên cứu và giảng dạy Phật giáo khá phát triển. Có trên 20 trường đại học, trung học và viện nghiên cứu Phật giáo ở khắp đất nước Nhật. Giáo lý Phật giáo được nghiên cứu và quy tập, hiệu đính, chú giải có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu của phương Tây từ đầu thế kỷ XX mà đỉnh cao là sự ra đời của [[Đại chính tân tu đại tạng kinh]]. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, được chia thành mười ba tông phái chính.
 
== Khác biệt so với các tôn giáo khác==