Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Lào (trước năm 1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 9:
Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên, các dân tộc Thái vẫn còn được tổ chức một cách lỏng lẻo thành nhiều thực thể nhỏ gọi là ''muang'' (mường) hay ''mandalas''. Họ bị ảnh hưởng nhiều từ những nền văn hoá văn minh hơn ở xung quanh: văn hoá Khmer ở phía đông nam, các văn hoá [[Ấn Độ giáo|Hindu]] của [[Ấn Độ]] ở phía tây. Đa số các dân tộc Thái chuyển sang một hình thức tôn giáo kiểu Hindu giáo, hiện ta vẫn còn thấy những dấu vết của nó trong các tôn giáo Lào hiện nay. Giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 9 công nguyên, [[Phật giáo]] bắt đầu lan tới những vùng do người nói tiếng Thái sinh sống, có lẽ qua Miến Điện, và trở thành tôn giáo chính. Nhưng Lào vẫn giữ nhiều tôn giáo [[duy linh]] từ thời tiền Phật giáo.
 
Khi người Thái đã củng cố được vị trí, họ lại phân chia ra thành nhiều nhóm ngôn ngữ phụ. Các ngôn ngữ đó gồm Thái-Lào, trong khoảng thế kỷ 11 và 12 công nguyên từng lan rộng dọc theo vùng trung Châu thổ sông Cửu Long và qua [[Cao nguyên Khōrāt]] (hiện nay là vùng [[Isan]] đông bắc Thái Lan). Bước tiến về phía nam của họ bị người Khmer chặn lại ở [[Champāsak]], người Khmer đã xây dựng lên những đền tháp vĩ đại ở [[Wat Phou|Wat Phū]]. Tới lượt Lào lại bị chia ra thành nhiều nhóm, dựa trên địa điểm họ sinh sống và quan hệ của họ với dòng sông. Các nhóm đó gồm [[Lào-Lum Lùm]] (Lào ở vùng trũng của châu thổ), [[Lào-Thoeng Thơng]] (Lào ở những sườn núi dốc) và [[Lào-Sūng Sủng]] (Lào ở trên đỉnh núi). Nhóm cuối này gồm nhiều thiểu số ngôn ngữ chỉ còn giữ quan hệ xa với ngôn ngữ Thái. Lào-Lum, có đất canh tác tốt nhất và có con sông làm đường vận chuyển trở thành nhóm giàu có nhất trong khác dân tộc Thái-Lào. Những sự chia tách này để lại dấu ấn trong lịch sử Lào và vẫn tồn tại đến ngày nay, nhiều nhóm dân tộc Lào-Thoeng và Lào-Sūng rất ít trung thành với nhóm Lào-Lum hiện đang thống trị đất nước.
 
Sự nổi lên và suy sụp của nhiều quốc gia Lào thời kỳ đầu hiện nay chỉ còn được ghi lại trong truyền thuyết. Vị lãnh đạo đầu tiên được ghi lại trong lịch sử Lào là [[Khun Lô]], có lẽ ông đã chinh phục vùng [[Luang Phrabāng]] từ tay những nhóm người không phải Thái vào thế kỷ thứ 12. Bởi vì sông Cửu Long bị chia thành ba vùng vận tải thuỷ riêng biệt theo độ dốc của nó, giữa Luang Phrabāng và [[Viêng Chăn]] (Vientiane) giữa Viêng Chăn và [[Savannakhēt]], ba thành phố đó trở thành những trung tâm riêng biệt "tượng trưng" của Lào-Lum. Mô hình này chỉ bị phá vỡ khi người [[Mông Cổ]] xâm lược năm 1253, khi đội quân do [[Hốt Tất Liệt|Kublai Khan]] chỉ huy tiến về hạ lưu sông Cửu Long để tấn công vương quốc Khmer. Khi người Mông Cổ rút đi, một vương quốc mới là [[Sukhothai]] được người Xiêm dựng lên, sau này nó phát triển thành một nhà nước Xiêm hùng mạnh hơn với thủ đô ở [[Ayutthaya]] (được thành lập năm 1351). Vương quốc [[Lān Nā]], đóng đô ở [[Thành phố Chiang Mai|Chiềng Mai]] gồm cả những đặc trưng Xiêm và Lào cũng được thành lập vào khoảng thời gian này.