Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 77:
Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong [[lịch sử Việt Nam|lịch sử dân tộc]] là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và [[Nam tiến|mở rộng lãnh thổ đất nước]] sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn [[Nhà Mạc|Mạc]] –[[Chúa Trịnh|Trịnh]] – [[Chúa Nguyễn|Nguyễn]] kể từ khi [[nhà Lê sơ]] ([[1428]]–[[1527]]) bị sụp đổ, đồng thời [[triều đại]] này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân [[Xiêm La]] và quân [[nhà Thanh]]) bằng những [[chiến dịch quân sự]] thần tốc. Tuy nhiên, năm [[1792]], vua [[Quang Trung]] ([[Nguyễn Huệ]]) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là [[Nguyễn Quang Toản|Quang Toản]] còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có [[lãnh đạo]] đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang [[Nguyễn Ánh]], một hậu duệ của dòng họ [[Chúa Nguyễn]] nắm quyền trên đất [[Đàng Trong]] trước kia.
 
Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] tiến hành một cuộc [[chiến tranh toàn diện]] để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập [[nhà Nguyễn]]. Đối với [[nhà Nguyễn]], nhà Tây Sơn bị xem là "giặc phản loạn" do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, [[nhà Nguyễn]] tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người ngưỡng mộ quý mến vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế [[Quang Trung]] được coi là người [[Anh hùng dân tộc Việt Nam|anh hùng dân tộc]] với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.<ref name=autogenerated2a>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=158}}.</ref>
 
==Bối cảnh lịch sử==