Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 761:
#Thứ nhất, dòng họ [[chúa Nguyễn]] lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn các [[địa chủ]] tại [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, Nguyễn Ánh nhanh chóng lấy lại vùng này.<ref name="NPQ"/>
#Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn.<ref name="NPQ"/>
#Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Chính cuộc xung đột năm [[1787]] đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc lại không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất Nam Bộ này. Năm sau1788, cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, [[Nguyễn Nhạc]] tự nguyện trao lại binh quyền, nhưng [[Nguyễn Huệ]] lại phải lo đối phó với quân Thanh đã tiến vào miền Bắc, Nguyễn Nhạc thì đã trở nên già cả và suy yếu lực lượng, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của [[Nguyễn Lữ]] dù không ảnh hưởng nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thểđủ chắcthời gian đứng vững chân tại [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]] tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này.<ref name="NPQ"/>
 
Cùng với các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên [[nhà Nguyễn]] chính là cái chết quá sớm và đột ngột của vua [[Quang Trung]]:
*Năm 1792, sau khi giải quyết xong nguy cơ từ quân Thanh, Quang Trung đã lên kế hoạch huy động tới 20 vạn quân để đánh vào Gia Định, nhằm tiêu diệt triệt để thế lực Nguyễn Ánh. Các cố vấn thân cận của Nguyễn Ánh cũng cho rằng quân Nguyễn sẽ không thể chống đỡ nổi vì đối phương quá mạnh, nhưng đúng lúc đó thì Quang Trung qua đời, thế là Nguyễn Ánh có thể yên ổn đứng chân tại [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]] để phát triển lực lượng.
*Vua Quang Trung là người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm [[1777]]. Ông qua đời đột ngột khi mới 39 tuổi nên không kịp đào tạo người thay thế xứng đáng. Con trai là Quang Toản còn quá nhỏ (mới 11 tuổi), không có đủ kinh nghiệm và sự cứng cỏi nên không thể giành được sự ủng hộ của người dân ở [[Bắc Hà]], mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân [[Nguyễn Ánh]] bắt, anh của Quang Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng, chứng tỏ Toản chưa bằng Đoansự Namcứng cỏi bằng vươnganh Trịnhtrai Tôngmình.
*Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Triều đại này vốn phát tích từ cuộc nổi dậy tại đất [[Bình Định]], phải trải qua nhiều năm chiến tranh để lập quốc nên các võ tướng có vai trò rất quan trọng. Tây Sơn có nhiều tướng tài, khi có một nhà lãnh đạo giỏi về võ công lẫn sáng suốt về cai trị như vua Quang Trung thì nhóm nho sĩ và nhóm võ tướng tìm được tiếng nói chung và hết lòng phục vụ lợi ích dân tộc, nhưng khi Quang Trung qua đời thì họ dường như không ai chịu nghe ai. Các tướng giỏi là [[Ngô Văn Sở]], [[Lê Trung]] bị giết, còn có [[Ngô Thì Nhậm]] phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là [[Lê Chất]] chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn yên ổn không phải là điều bất khả thi, như trường hợp của vua [[Thuận Trị]] (Phúc Lâm) nhà Thanh. Thuận Trị lên ngôi khi còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng [[nhà Thanh]] vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm [[Trung Quốc]], diệt [[nhà Minh]] và [[Lý Tự Thành]], công việc là nhờ vào tay nhiếp chính [[Đa Nhĩ Cổn]]. Các tướng Tây Sơn vẫn có những người tận trung như [[Trần Quang Diệu]], [[Bùi Thị Xuân]], [[Vũ Văn Dũng]] nhưng họ không có đủ khả năng đứng ra làm nhiếp chính như Đa Nhĩ Cổn, lại bị người [[Pháp]] từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho [[Nguyễn Ánh]] nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ.
 
Những đóng góp với [[lịch sử Việt Nam]] của nhà Tây Sơn là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu rộng rãi thừa nhận. Tuy nhiên những yếu tố dẫn đến thất bại nhanh chóng của triều Tây Sơn trong khoảng mười năm sau khi Quang Trung qua đời đột ngột là điều vẫn còn gây nhiều bàn luận với giới nghiên cứu lịch sử.
 
Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của [[Nguyễn Ánh]]. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát chết trước sự truy đuổi sát nút của Tây Sơn. Nhưng ông cũng là một người có ý chí bền bỉ dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng vận may của ông thì lớn hơn rất nhiều. Sau khi Nguyễn Huệ chết, nhà Tây Sơn lục đục nên không còn ai đứng ra làm đối thủ của ông. Sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ và việc Nguyễn Ánh ''"có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ"'' là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng.
 
Một nguyên nhân khác là tình hình miền Bắc Việt Nam thời kỳ đó hoàn toàn chưa yên ổn, nhiều người dân và sĩ phu Bắc Hà vẫn tưởng nhớ [[nhà Hậu Lê]] và mong mỏi vương triều cũ được tái lập. Sự hoài vọng đó làm nhiều người Bắc Hà có những ảo tưởng: họ mong đợi, thậm chí trợ giúp quân [[Nguyễn Ánh]] ở trong Nam kéo ra đánh Tây Sơn. Họ nghĩ rằng Nguyễn Ánh là dòng dõi [[Nguyễn Kim]] (vị trung thần đã có công khôi phục nhà Hậu Lê), lại vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê nên vẫn là bề tôi của [[nhà Lê]], sau khi thắng Tây Sơn thì Nguyễn Ánh sẽ giúp [[nhà Hậu Lê]] tái lập. Chỉ đến sau này, khi Nguyễn Ánh không trả ngôi vua cho nhà Lê mà tự lên ngôi hoàng đế thì những người này mới "vỡ mộng" và thất vọng.