Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Lư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
 
===Nhà Tiền Lê: đánh Tống - dẹp Chiêm===
[[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của [[Đinh Tiên Hoàng]] là [[Đinh Điền]], [[Nguyễn Bặc]], [[Trịnh Tú]], [[Lưu Cơ (nhà Đinh)|Lưu Cơ]] cùng tướng [[Phạm Hạp]] nổi dậy chống lại nhưng đều nhanh chóng bị đánh dẹp. [[Phò mã]] [[Ngô Nhật Khánh]] bỏ trốn vào nam, cùng vua [[Chiêm Thành]] với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị [[bão]] dìm [[chết]]. Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc cho quân tiến vào đánh chiếm [[Đại Cồ Việt]]. Trước tình hình đó, Thái hậu [[Dương Vân Nga]] cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua.
 
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Dương Vân Nga lại trở thành Hoàng hậu của [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]]. Vua [[Lê Đại Hành]] tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư.<ref>Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: "''Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc''".</ref> Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, [[đồng bằng sông Hồng|châu thổ sông Hồng]] và [[Bắc Trung Bộ (Việt Nam)|Bắc Trung Bộ]]) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này.