Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Thi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Theo nhiều [[truyền thuyết]] được đồn đại qua thời gian, Tây Thi vốn tên là '''Thi Di Quang''' (施夷光)<ref>[http://baike.baidu.com/view/6732.htm Tây Thi (西施) trên Bách độ Bách khoa]</ref>, là con một người thôn nữ [[họ Thi]], nàng dệt [[vải]] ở núi [[Trữ La]], [[Gia Lãm]] thuộc [[Việt (nước)|nước Việt]] thời [[Xuân Thu]] (nay là [[Chư Kỵ]], tỉnh [[Chiết Giang]]). Trữ La có hai thôn, gồm thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là 「'''Tây Thi'''」, lại có cách nói Thi là thị tộc (''Thị''; 氏) mà Tử là họ (''Tính''; 姓) nên gọi 「'''Tây Tử'''」. Dù chưa rõ thực hư ra sao, nhưng những gọi này tương đồng với đương thời, khi ấy, phụ nữ không xưng tên, chỉ xưng hiệu (gồm [[thụy hiệu]], xưng hiệu hoặc tên nơi ở) cùng họ thị tộc gốc của mình, giống như [[Tức Quy]] là người họ Quy nhưng gả đi [[nước Tức]] nên gọi vậy. Cũng theo truyền thuyết để lại, Tây Thi là mỹ nhân có ngũ quan đoan chính, tướng mạo hơn người ngay cả khi không trang điểm. Vì gia cảnh khó khăn, quanh năm suốt tháng Tây Thi phải mặc xiêm y bằng vải bố, nhưng vẫn không thể che lấp được vẻ đẹp vốn có. Nơi thôn Trữ La có con suối, gọi là ''"Hoán Sa khê"'' (浣纱溪), bên trong suối có ''"Hoán Sa thạch"'' (浣纱石), mỗi ngày Tây Thi đều cùng người trong thôn làm việc tại đây.
 
Dưới thời Việt vương [[Câu Tiễn]], trong trận đánh quyết tử với Ngô ở [[Phu Tiêu]] (夫椒; nay là huyện Ngô thuộc thành phố [[Tô Châu]], tỉnh [[Giang Tô]]), do không nghe lời can gián của [[Văn Chủng]] và [[Phạm Lãi]] nên Việt vương Câu Tiễn bại trận, lui về [[Hội Kê sơn]] (会稽山; nay ở phía nam thành phố [[Thiệu Hưng]], tỉnh [[Chiết Giang]]). Do bị vây khốn, Câu Tiễn phải xin hòa, ông ta cùng vợ bị Ngô vương [[Phù Sai]] bắt sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, đại phu Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho Câu Tiễn 7 kế, trong đó có một kế là "''Mỹ nhân kế''" -, dâng người đẹp mê hoặc Ngô vương. Trong vòng nửa năm, Phạm Lãi cùng Văn Chủng vì nước Việt mà lập mưu kế, tuyển được nhiều mỹ nữ, trong đó có hai người nhan sắc tuyệt thế là Tây Thi cùng [[Trịnh Đán]]. Có một truyền thuyết rất phổ biến, trong quá trình này thì Tây Thi cùng Phạm Lãi đã yêu nhau tha thiết, cả hai định bỏ trốn để tìm cuộc sống tự do, nhưng chính Văn Chủng đã ngăn cản, vì Việt trên hết, bắt Tây Thi phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, điều này cũng không có cơ sở. Với một bối cảnh chỉ vì lợi ích chính trị như vậy, khó có thời gian cho cả hai yêu đương.
 
Khi Tây Thi bước vào Ngô cung, Phù Sai lập tức yêu quý. Sách ''"Ngô Việt xuân thu"'' thuật lại, khi [[Ngũ Tử Tư]] trông thấy dung mạo của Tây Thi, biết nàng sẽ là cái họa vong quốc, bèn khuyên can:「''"Thần nghe, [[nhà Hạ|Hạ]] vong bởi [[Muội Hỉ]], [[nhà Thương|Ân]] vong bởi [[Đát Kỷ]], [[nhà Chu|Chu]] vong bởi [[Bao Tự]]. Mỹ nhân là vật gây mất nước, nên từ chối"''」. Mặc cho Ngũ Tử Tư can gián, Phù Sai không hề nghe mà vẫn nạp Tây Thi, sủng ái nàng hết mực, đem nàng ở [[Xuân Tiêu cung]] (春宵宮) tại [[Cô Tô đài]] (姑蘇臺), trên núi [[Linh Nham]] lại làm [[Quán Oa cung]] (館娃宮) để cùng Tây Thi tại đó thưởng lãm cảnh núi non. Nhân Tây Thi yêu thích ca múa, Phù Sai thiết kế cho cung nhân biểu diễn, bản thân Tây Thi cũng vì để mê hoặc Phù Sai mà khổ luyện vũ đạo, động tác uyển chuyển, khiến Phù Sai không thể dời mắt khỏi nàng, ngày càng bỏ bê triều chính. Chính tác động của Tây Thi đã khiến Câu Tiễn thoát khỏi cảnh làm con tin, được Phù Sai thả về nước Việt. Nhân đó, Câu Tiễn gầy dựng lực lượng, đánh bại nước Ngô.