Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng lóng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 116.124.254.228 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Zapljkaoidplmaauhe
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{T|fk
'''Tiếng lóng''' là một hình thức [[phương ngữ#phương ngữ xã hội|phương ngữ xã hội]] không chính thức của một [[ngôn ngữ]], thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, [[nghĩa đen]] của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, [[nghĩa bóng]].
 
Hàng 20 ⟶ 19:
 
Số lượng có thể nhiều ít khác nhau, nhưng hiện nay trên thế giới, không một ngôn ngữ nào không có những yếu tố vay mượn. Đó có thể là vay mượn các kết cấu cú pháp, các ngữ cố định, các yếu tố ngữ âm, nhưng chủ yếu là các đơn vị từ vựng. Cùng với các phương thức nội tại như tạo nghĩa mới cho từ, cấu tạo từ mới từ các yếu tố thuần Việt, việc vay mượn đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng vốn từ vựng của tiếng Việt.
 
==== Lớp từ ngữ lóng có nguồn gốc Hán ====
Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một số lượng lớn từ vay mượn gốc Hán. Các từ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về âm đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc Hán – Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X – XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Cách đọc này được áp dụng đối với những từ ngữ lóng có từ một hình vị gốc Hán trở lên: “kì thị”, “vệ tinh”, “bí kíp võ lâm”, “phi công”, “biến hình”, “lâm sự”, “cấm vận”... Ví dụ:
:Bên cạnh đó, các teen cũng hồn nhiên chia sẻ vô số những “bí kíp võ lâm”, từ đấm đến xoa, từ gia truyền đến hiện đại mà các chuyên gia cũng mắt chữ O, mồm chữ Y, thán phục sự “sáng tạo” của các bạn <ref>2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cùng Acnacare xóa tan nỗi lo về mụn</ref> (Bí kíp võ lâm: Kinh nghiệm, mẹo vặt.)
:Ám ảnh về thẩm mỹ của những khu vực “cấm địa” không chỉ là nỗi lo riêng của cánh con trai <ref>2! số 303, ra ngày 26/02/2013, 1001 kiểu “làm mới” bản thân</ref> (Khu vực cấm địa: Bộ phận sinh dục.)
:Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn trong chính nghiên cứu này cũng đã cho thấy, phần lớn các bạn trẻ ngày nay thích làm “chiến binh bàn phím” chỉ vì muốn thỏa mãn nỗi khát khao được khác biệt, được nhìn thấy của bản thân <ref>2! số 283, ra ngày 09/10/2012, Cyber Bully độc ác có khiến bạn khác biệt?</ref> (Chiến binh bàn phím: Người chỉ biết thể hiện bản thân trên các trang mạng bằng những câu chữ gõ bằng bàn phím máy tính, đối lập hoàn toàn với đời sống thực.)
 
Theo những thống kê ban đầu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, lớp từ – ngữ lóng là từ Hán – Việt chiếm tỉ lệ rất ít (4,6% các cứ liệu khảo sát trên báo chí). Nguyên nhân chủ yếu là do sắc thái trang trọng, nghiêm túc của lớp từ này. Lớp từ Hán – Việt xuất hiện nhiều trong các lớp từ vựng mang màu sắc văn hóa gọt giũa hơn là tiếng lóng – vốn được xem như thuộc về phong cách khẩu ngữ. Các từ ngữ lóng gốc Việt và gốc Hán thường được cấu tạo theo cách chuyển nghĩa, tạo nghĩa mới khác với nghĩa gốc của từ. Hiếm thấy trường hợp nào giữ nguyên nghĩa ban đầu.
 
==== Lớp từ ngữ lóng gốc Ấn - Âu ====
Hàng 39 ⟶ 46:
 
Tóm lại, từ kết quả trên cho thấy, một bộ phận không nhỏ tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông được xây dựng bởi phương thức vay mượn từ. Báo chí nói riêng, phương tiện truyền thông nói chung là phương tiện phản ánh thực tế, sinh động các bước chuyển mình trong ngôn ngữ sinh hoạt. Việc vay mượn từ vựng trên báo chí cũng là vấn đề vay mượn trong đời sống thực tại. Khác với việc vay mượn thông thường có tính chất khoa học là quá trình vay mượn có ý thức thì tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông ban đầu là hình thức khẩu ngữ, rồi đi vào báo chí hoặc các phương tiện khác. Một lý do khác khiến giới trẻ nói riêng và người Việt nói chung sử dụng từ lóng theo phương thức vay mượn là do tác động các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội.
 
==Sử dụng==
===Văn học===
Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được sử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường người ta hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lòng thường được dùng gián tiếp, để chỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ trong tác phẩm ''[[Bỉ vỏ]]'' của [[Nguyên Hồng]].
 
Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo, gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biết quy định rồi mới đọc và hiểu được (xem thêm kỹ năng giải [[mật mã học|mật mã]] trong [[Sherlock Holmes]] của [[Arthur Conan Doyle]]).
 
===Xã hội===
Tiếng lóng thường đi liền với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của tiếng lóng bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhóm xã hội đã sản sinh ra chúng, sử dụng chúng. Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã cố gắng tạo ra cho mình một thứ ngôn ngữ, đó là tiếng lóng. Nhờ đó, trong mỗi loại tiếng lóng đều chứa đựng đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của nhóm xã hội đó: Nhóm xã hội nào thì sử dụng thứ tiếng lóng đặc trưng văn hóa xã hội của nhóm xã hội đó. Cần chú ý rằng ngữ liệu khảo sát được là từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngôn ngữ khi xuất hiện ở kênh giao tiếp này tất thảy đều trải qua những quá trình biên tập, soạn thảo, câu văn có phần trau chuốt hơn, những từ ngữ quá thô tục cũng vì vậy mà được hạn chế.
 
Hơn nữa, đối tượng sử dụng và tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông chủ yếu là giới trẻ. Đó chính là lý do để từ lóng của giới học sinh – sinh viên phổ biến, chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong kết quả khảo sát. Những từ lóng khảo sát được hầu như xoay quanh các chủ đề như: học hành, thi cử, kiểm tra; đánh giá về trí tuệ, tính tình; tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò…
 
==Xem thêm==