Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 59746651 của 2402:800:63B9:80FE:EC67:AB2D:877F:2EA3 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 95:
Về mặt pháp lý Mặt trận hoàn toàn độc lập với các tổ chức chính trị ở miền Bắc tuy nhiên cả Mặt trận và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này có thêm [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] đều không phủ nhận sự tương đồng về chính trị cũng như mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.<ref>[https://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/mat-tran-dan-toc-giai-phong-mien-nam-viet-nam-ra-doi-su-kien-co-y-nghia-dac-biet-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM RA ĐỜI - SỰ KIỆN CÓ Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC], Tạp chí văn hóa Nghệ An, 21 Tháng 12 2010</ref> Bên cạnh đó, những người Cộng sản ở miền Nam cũng thành lập [[Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam]] để hoạt động công khai và ngăn cản sự đàn áp của chính quyền Sài Gòn.<ref>[http://www.quan11.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=3825 15 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam], Ủy ban Nhân dân quận 11</ref> Đảng này cũng là thành viên của Mặt trận. Trung ương Cục Miền Nam với tiền thân là Xứ ủy Nam Kỳ trở thành tổ chức đại diện Đảng Lao động trong Nam (do Hiệp định Genève không bắt buộc tập kết chính trị nên lực lượng chính trị này vẫn được ở lại miền Nam). Do sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, Trung ương Cục hoạt động công khai nhưng phải chịu sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt đại diện tại căn cứ địa của Mặt trận (và Chính phủ cách mạng lâm thời sau này), và Mặt trận (Chính phủ cách mạng lâm thời) đặt đại diện tại Hà Nội.
 
Trong tháng 11 và 12 năm 1960, Bộ Chính trị và Ban Bí thư gửi nhiều công điện cho Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy khu V bàn về đấu tranh cách mạng ở miền Nam, bao gồm thành lập mặt trận và chính quyền cách mạng (điện của Bộ Chính trị Số 17-NB ngày 11-11-1960, điện của Bộ Chính trị Số 20-NB ngày 12-11-1960, điện của Ban Bí thư Số 34/NB ngày 16-11-1960, điện của Ban Bí thư Số 35/NB ngày 20-11-1960, điện của Ban Bí thư Số 40/NB ngày 24-11-1960, điện của Ban Bí thư số 49/NB ngày 3-12-1960 v.v.). Trong điện của Ban Bí thư ngày 24-11-1960, có đề ra chủ trương rút lại chủ trương trước đó của Bộ Chính trị về thành lập Chính phủ liên hiệp, sau khi cuộc đảo chính ở Sài Gòn không thành, "Trung ương đồng ý với Xứ ủy Nam Bộ là ở những nơi không còn đồn bốt và tề, ta sẽ lấy danh nghĩa Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam để bảo vệ quyền lợi nhân dân và giữ gìn an ninh trật tự. Ở những nơi chưa hoàn toàn giải phóng, ta vẫn dùng lối chính quyền hai mặt. Như thế nhân dân sẽ không bị hạn chế trong cuộc đấu tranh chính trị rộng rãi như hiện nay."<ref>Hanoi's Road to the Vietnam War, 1954-1965, Published August 2nd 2013 by University of California Press, p.74-75</ref>
 
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày [[20 tháng 12]] năm [[1960]] tại xã [[Tân Lập]], huyện [[Châu Thành, Tây Ninh|Châu Thành]] (nay là [[Tân Biên]]) trong vùng căn cứ của mình ở tỉnh [[Tây Ninh]], với thành phần chủ chốt là lực lượng [[Việt Minh]] hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là [[Võ Chí Công]], [[Phùng Văn Cung]], [[Huỳnh Tấn Phát]]. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương. Các phương tiện truyền thông miền Bắc ban đầu không nhắc đến vai trò của Đảng Lao động và chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong thành lập Mặt trận, chỉ hoan nghênh Mặt trận được thành lập, trong khi Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai "Đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ -Diệm, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam" (Lúc này, Việt Nam Dân chủ cộng hòa vẫn gửi điện cho Ủy ban quốc tế tố cáo chính quyền miền Nam Việt Nam vi phạm điều 14(c) Hiệp nghị Giơnevơ).
Dòng 202:
 
==Mối quan hệ với Đảng Lao động Việt Nam==
Trong suốt chiến tranh Việt Nam, [[Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam]] luôn tuyên bố công khai rõ ràng rằng họ là là một đảng cộng sản ở miền Nam, là tiên phong lãnh đạo Quân giải phóng Miền Nam thông qua Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Việt nam, thành viên chủ chốt của Mặt trận cùng chung mục đích với Đảng Lao động Việt Nam là thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho Việt Nam, bảo vệ độc lập và dân chủ trong cả nước. Theo tài liệu Mỹ có được lúc đó quan hệ với đảng Lao động trên tình huynh đệ cộng sản. Tuy nhiên Đảng Lao động công khai cử đại diện tham gia Trung ương Cục Miền Nam, là bộ phận đặt ở phía nam của Trung ương Đảng Lao động (Hiệp định Geneve không bắt buộc việc tập kết về chính trị). Tuy nhiên, thực chất Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam là sự đại diện công khai tại miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam nhằm thực hiện cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Sài Gòn. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Hồ Chí Minh vẫn khẳng định sự ủng hộ của Đảng Lao động đối với phong trào cách mạng miền Nam<ref>[http://bqllang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1605:di-u-van-c-a-ban-ch-p-hanh-trung-uong-d-ng-lao-d-ng-vi-t-nam-do-d-ng-chi-le-du-n-bi-thu-th-nh-t-d-c-t-i-l-truy-di-u-tr-ng-th-h-ch-t-ch-ngay-9-thang-9-nam-1969&catid=99&Itemid=743&lang=vi Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969]</ref>. Theo Đề cương Cách mạng miền Nam, tháng 8/1956, Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ''"Phong trào cách mạng miền Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng cả nước. Đẩy mạnh cách mạng miền Nam là thực hiện một trong ba nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước. Cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam và công cuộc cách mạng ở miền Bắc cùng nhằm mục đích chung là giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước"'' hay nói cách khác là Đảng lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam có chung mục đích, lý tưởng.<ref>{{Chú thích web | url = http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-410620158553746/index-3106201585104466.html | tiêu đề = Đề cương cách mạng miền Nam | tác giả = | ngày = 6 tháng 10 năm 2015 | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = [[Tạp chí Cộng sản|Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Theo tài liệu của Mỹ, Trung ương Cục Miền Nam là Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam (sau đổi thành Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam Việt Nam), nhưng năm 1969 khi thành lập Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Trung ương Cục Miền Nam lại là đại diện của Đảng Lao động Việt Nam (được hiểu như có trụ sở tại Miền Bắc) tại miền Nam Việt Nam, và độc lập với Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng).