Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Châlons”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 98:
Một năm sau, Attila lại đòi Honoria và các vùng của Tây La Mã. Lần này ông nghĩ rằng đánh thẳng vào Ý sẽ hợp lý hơn. Vượt dãy Alps, Attila chinh phục [[Aquileia]], [[Vicetia]], [[Verona]], [[Brixia]], [[Bergomum]], và [[Milano]]. Khi đã đến gần thành La Mã thì ông quay về, nguyên do của việc này có thể là do sự kết hợp giữa dịch bệnh đang hoành hành trong nội bộ quân Hung, cuộc đàm phán của [[Giáo hoàng Lêô I]] và việc quân Đông La Mã tấn công vùng đất của ông ta từ phía sau.<ref>Hydatius, Chron Min. ii pp.26ff</ref> Mối nguy hiểm từ người Hung chỉ hoàn toàn kết thúc sau cái chết của Attila vào năm 453. Tuy nhiên, sau chiến bại của Châlons thì sức tàn phá khủng khiếp của Attila vào thế giới văn minh đã giảm hơn hẳn.<ref name="creasy15455"/> Thực chất, trong thời điểm Attila qua đời, người Hung không thể đe dọa nghiêm trọng đến Đế quốc Tây La Mã được nữa.<ref name="christopher76keln"> Christopher Kleinhenz, ''Medieval Italy: an encyclopedia'', Tập 1, trang 76</ref> Về phần danh tướng Aetius, Hoàng đế La Mã Valentinianus III giết hại ông vào năm 454 để rồi một năm sau chính hoàng đế bị ám sát chết bởi những người ủng hộ viên tướng này. Hình như Aetius đã bị thất sủng do ông không truy sát quân Hung sau chiến thắng tại trận Châlons<ref name="wessroerts"/>. Người Vandal nhân cơ hội đó để tiến vào [[Cuộc cướp phá thành La Mã (455)|cướp phá thành La Mã]] (năm 455).
 
Mặt khác, với chiến thắng lớn lao tại Chalons thì nhiều người Giéc-man đã ý thức được khả năng đánh bại người Hung của họ, dù trong trận Chalons quân Hung được quân các tộc Giéc-man khác hỗ trợ. Ấy thế là, chỉ một năm sau khi Attila qua đời, các tộc Giéc-man thần phục Attila đã dấy binh đè bẹp Đế quốc Hung trong [[trận Nedao]]. Thế cho nên chiến thắng ở trận Chalons mới tạo tiền đề cho sự sụp đổ của Đế quốc Hung là vậy.<ref name="williamw26"/> Một lý do khiến trận Châlons (và cả chiến dịch) để lại ấn tượng sâu đậm đối với những người đương thời là vì mức độ tàn bạo và sự tàn sát của nó. Hai sử gia sống trong thời đó đã miêu tả về sự thảm khốc của trận chiến như sau. Jordanes viết rằng dòng sông nơi trận chiến xảy ra ngập tràn máu đỏ hòa với nước sông.<ref>Getica 40.208</ref> Damascius thì viết rằng chỉ có chỉ huy của hai bên cùng một vài binh sĩ là trở về an toàn, còn linh hồn của các tử sĩ vẫn tiếp tục hung hãn chiến đấu với nhau suốt nhiều ngày đêm sau đó, như thể họ đang còn sống.<ref>Thompson, The Huns, p.155</ref> Bức tranh tuyệt đẹp "Trận chiến của người Hung" (''Hunnenschlacht'') của nhà [[họa sĩ]] Wilhelm von Kaulbach (người [[Đức]]) đã khắc họa rõ nét cảnh tượng này. Trong đó, cứ mỗi đêm, những chiến binh trận vong của hai phe trỗi dậy từ nấm mồ của họ. Ở nơi chiến địa hoang vu, họ giáp chiến với nhau trong mây mù, trong khi khắp vùng phải ớn lạnh trước những tiếng ghào thét ghê rợn của họ.<ref>[[Karl Marx]], [[Friedrich Engels]], ''Collected works'', Tập 5, trang 593</ref><ref name="charleskingsley61">Charles Kingsley, ''The Roman and the Teuton'', trang 61</ref> Và trận chiến đã trở thành một trong những cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong [[Lịch sử thế giới|suốt bề dày lịch sử nhân loại]]. <ref name="henleyjervis"/>
 
Một lý do nữa để trận chiến trở nên nổi tiếng là vì nó là trận chiến lớn đầu tiên kể từ thời Đại Đế [[Constantinus I]] diễn ra giữa một lực lượng theo Thiên chúa giáo và một thế lực ngoại đạo. Suy nghĩ này rõ ràng là có hiện hữu ở những người đương thời, khi những người này cho rằng việc cầu nguyện đã đóng góp không nhỏ đến kết cục trận chiến.<ref>Historia Francorum 2.7</ref> Nhưng sử cũ cho thấy sau chiến thắng này, chính các dân rợ German mới trở thành mối hiểm họa chính yếu của Đế quốc Tây La Mã, dẫu họ không đến nỗi quái ác như rợ Hung.<ref name="christopher76keln"/> Sau này, khi quân Đồng minh [[Đế quốc Anh|Anh]] - [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]] bẻ gãy cuộc tiến công của quân [[Đế chế Đức|Đức]] trong [[trận sông Marne lần thứ nhất]] vào năm [[1914]] trong cuộc [[Đại chiến thế giới lần thứ nhất]], có viên tướng Pháp đã nêu ý định đặt tên thắng lợi quyết định ấy là '''trận đồng Catalaunian''', để ghi dấu sự thất trận của một "tân Attila" (ở đây chỉ Quân đội Đức) với [[Đại tướng]] [[Joseph Joffre]]. <ref name="georgesblondtr251">Georges Blond, ''The Marne: the battle that saved Paris and changed the course of the First World War'', trang 251</ref>