Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh Vĩnh Tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Một vài con số, được vinh danh: replaced: chiều dài → chiều dài (3) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 68:
Song mãi đến [[tháng chín|tháng 9]] ([[âm lịch]]) năm [[Kỷ Mão]] ([[1819]]), vua [[Gia Long]] mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào ngày 15 [[tháng chạp|tháng Chạp]] năm ấy<ref>Theo [[Trịnh Hoài Đức]], ''[[Gia Định thành thông chí]]'', mục "Vĩnh Tế Hà".</ref>.
Sách ''Quốc triều sử toát yếu'', phần Chánh biên, chép:
:''"[[Tháng chín|Tháng 9]], (cho) đào sông [[Châu Đốc]] thông với [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], gọi là sông Vĩnh Tế <ref>Lẽ ra phải viết là "sau gọi là sông (kênh) Vĩnh Tế" mới đúng, vì lúc ấy kênh chưa đào và chưa được tứ danh. Có lẽ sử thần khi chép lại đã không chú ý đến thời gian tính trong lời nói của nhà vua (giải thích theo [[Nguyễn Văn Hầu]], tr. 193).</ref> Ngài ([[Gia Long]]) nghĩ trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên gần nước [[Chân Lạp]] mà không có đàng thủy, qua lại không tiện. Lúc ấy có quan Chiêu thùy Chân Lạp là Đông Phòng sang chầu, Ngài đòi vào hỏi việc đào sông, (viên quan ấy) tâu rằng: 'Nếu đào sông ấy thời ích lợi cho dân Chân Lạp lắm'. Ngài vui lòng. Liền truyền dụ dân Vĩnh Thanh rằng: 'Công trình đào sông ấy rất khó, việc Nhà nước và cách phòng giữ bờ cõi quan hệ rất lớn. Các ngươi tuy khó nhọc một lần, mà ích lợi cho muôn đời ngày sau; dân ngươi phải báo cho nhau biết chớ nên sợ nhọc'"'' <ref>Theo ''Toát yếu'' (bản dịch, tr. 140). '''Thông tin thêm''': Vào thời điểm bắt đầu đào cho đến lúc hoàn thành xong kênh Vĩnh Tế, thì con kênh này là một con sông nhân tạo mang tính quốc tế, lộ trình của tuyến kênh đi qua lãnh thổ của cả hai nước [[Tên gọi Việt Nam#Đại Nam|Đại Nam]] và [[Campuchia|Cao Miên]]. Hai đoạn đầu (ngã ba [[sông Châu Đốc]] tại [[Châu Đốc]]) và cuối (ngã ba nối với [[sông Giang Thành]] [[hà Tiên (tỉnh)|tỉnh Hà Tiên]]) kênh nằm trên đất Đại Nam. Khúc giữa cắt qua huyện Chân Thành phủ Chân Thành (tức phủ Chân Chiêm) của Cao Miên. Huyện này đến năm [[1839]] mới được chính thức nhập vào Đại Nam, trở thành phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên, gồm 2 huyện [[Hà Âm]] (nay là huyện [[Kiri Vong]] tỉnh [[Takéo]] Campuchia) và [[Hà Dương (huyện)|Hà Dương]] (nay là các huyện [[Tịnh Biên]] và [[Tri Tôn (huyện)|Tri Tôn]] tỉnh [[An Giang]] Việt Nam). Tháng 4 âm lịch năm 1824, Nặc Ông Chân ([[Ang Chan II]]), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua [[Thoại Ngọc Hầu|Nguyễn Văn Thoại]] (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát ([[Prey Kabbas]] [[takéo|tỉnh Takeo]]). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật. Chân Sum sau được phân vào hai huyện [[Hà Âm]] và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh [[An Giang]] (theo ''[[Đại Nam thực lục]]'', chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CCVII, Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 5, trang 617).</ref>.
 
==Tóm lược các giai đoạn đào kênh==
Dòng 94:
:''"Vĩnh Tế Hà: Ở về phía tây đồn [[Châu Đốc]]. Năm [[Kỷ Mão]] ([[1819]]) niên hiệu [[Gia Long]] thứ 18, đo thẳng từ hào sau phía phải đồn Châu Đốc lên phía tây, qua láng (bưng) bùn Ca Âm đến Kỳ Thọ (tục gọi là Cây Kè) dài 44.412 [[tầm]] thành ra 205 [[dặm Anh|dặm]] rưỡi (mỗi dặm bằng 1.700 thước nam), đặt tên là sông Vĩnh Tế...Ngày 15 [[tháng mười hai|tháng 12]] khởi công. Trừ đoạn láng bùn 4.075 tầm không đào đến, còn thật sự đào là 26.279 tầm, cân nhắc chỗ đào khó dễ, nhân lực nặng nhẹ, bắt đầu từ miệng hào đến láng bùn đất khô cứng có 7.575 tầm là phần việc của [[người Việt]], còn đất bùn nhão có 18.704 tầm là phần việc của dân Cao Miên (tức [[Chân Lạp]]). Đào bề ngang 15 tầm, sâu 6 thước ta, quan cấp mỗi tháng cho mỗi người là 6 quan tiền và 1 phương gạo. Đến ngày 15 [[tháng ba|tháng 3]] năm đầu thời [[Minh Mạng]] ([[1820]]) thì xong việc, cộng thành sông mới, bề dài 140 dặm, nối tiếp sông cũ đến cửa biển [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], tổng cộng dài 205 dặm rưỡi mà đường sông đi lại rất thông. Từ đó kế hoạch quốc gia về biên giới cũng như sự buôn bán của nhân dân cùng hưởng sự tiện lợi vô cùng"''<ref>''Gia Định thành thông chí'': [http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=4224&page=2]. Sách này ghi ngày xong việc là "15 [[tháng ba|tháng 3]] năm đầu thời [[Minh Mạng]]" ([[1820]]), là chưa chính xác. Bởi đó chỉ là xong giai đoạn đầu. Phải đào tiếp đến [[tháng năm|tháng 5]] ([[âm lịch]]) năm [[1824]] mới hoàn thành như ''Toát yếu'' (bản dịch, tr. 163) đã ghi.</ref>.
 
Chuyển đổi theo hệ đo lường ngày nay, thì kênh Vĩnh Tế có [[chiều dài]] là 87[[kilômét|km]], 340<ref>''Bách khoa toàn thư Việt Nam'', mục từ: "Kênh Vĩnh Tế" ghi [[chiều dài]] kênh tương đương 87 [[kilômét|km]].</ref>, rộng 30 [[m]], độ sâu trung bình khoảng 2,55m. Tuy nhiên, trừ đoạn láng Náo Khẩu Ca Âm (7.650m) và [[chiều dài]] [[sông Giang Thành]] (42.500m) có sẵn, thì phần phải đào mới chỉ là 37&nbsp;km, 190m <ref>Theo Châu Hữu Hầu (''Kỷ yếu'', tr.5). Theo Nguyễn Văn Hầu (tr. 191), bề sâu có 6 thước (thước cũ dài khoảng 0,425m; tức sâu 2,55m) là khá cạn. Hiện nay nhờ nhiều lần nạo vét, nên đã sâu hơn nhiều.</ref>.
 
Ước tính trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 90.000 dân binh <ref>Con số này tính theo Nguyễn Văn Hầu, do nhiều đợt gọp lại, không phải ngần ấy người có mặt một lúc tại công trường.</ref>. Tổng số ngày công là 3.463.500, và khối lượng đất đào là: 2. 8 45.035 [[mét khối|m³]] <ref>Theo Châu Hữu Hầu, ''Kỷ yếu'', tr. 65.</ref>.