Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 184:
'''1.b''' Về kiểu chữ, Phan Huy Lê cho rằng trên tờ bìa có hai chữ đáng lưu ý. Đó là chữ ''Việt'' 越 hơi đá thảo trong tên sách khác với chữ ''Việt'' trong sách và chữ ''sự'' 事 với nét ngang hơi dài trong khi các chữ ''sự'' khác trong sách đều có nét ngang ngay ngắn<ref name=m/>. Ông đã giải thích hiện tượng trên bằng cách so sánh, đối chiếu với những kiểu chữ có niên đại xác định rõ ràng. Trong bản in sách ''[[Lam Sơn thực lục|Trùng san Lam Sơn thực lục]]'' năm Vĩnh Trị thứ nhất ([[1676]]) hiện còn lưu trữ ở Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam, ở bài tựa sách ''Trùng san Lam Sơn thực lục'' của [[Hồ Sĩ Dương]] cũng có hai chữ ''Việt'' khắc theo lối đá thảo<ref name=m/>. Còn chữ ''sự'' với nét ngang dài là đặc trưng của các bản in và văn bia thời Nguyễn còn chữ ''sự'' với nét ngang ngắn là đặc trưng thời [[Lê trung hưng]], thế nhưng cũng có một số văn bia thời [[Lê trung hưng]] đã khắc chữ ''sự'' với nét ngang dài trên tên văn bia. Chẳng hạn như bia ''Phụng sự lưu truyền bi ký'' khắc năm Cảnh Trị thứ chín ([[1671]]) ở đình Kiều Mai, xã Phú Minh, huyện [[Từ Liêm]], thành phố [[Hà Nội]] hay bia ''Đông Tây tự sự bi hậu thần ký'' khắc năm Chính Hoà thứ 12 ở làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện [[Hiệp Hoà (huyện)|Hiệp Hoà]] tỉnh [[Bắc Giang]]<ref name=m/>. Vì thế, Phan Huy Lê cho rằng, tuy hai chữ ở tờ bìa ''Nội các quan bản'' có khác với kiểu chữ trong sách và ít dùng ở thời bấy giờ nhưng không trái với niên đại của sách hay mâu thuẫn với niên đại thời [[Lê trung hưng]] của văn bản.
 
'''1.c''' Về hai hình tròn rồng mây có đường kính 4cm ở tờ bìa, Phan Huy Lê dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ ở Viện Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng chúng mang đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời [[Lê trung hưng]] (khoảng cuối [[thế kỉ 17]] đầu [[thế kỉ 18]]), khác với nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Ngoài ra, Phan Huy Lê cũng phản bác ý kiến của Bùi Thiết và Lê Trọng Khánh về hai chữ ''lịch triều'' 厯朝 trong câu đối hay câu tán in ở bìa sách ''Nội các quan bản'', khi họ lý giải ''lịch triều'' nghĩa là "''triều đại đã qua''" và do đó, ''Nội các quan bản'' ghi chép lịch sử đến triều [[Lê trung hưng]] thì bản in đó phải có niên đại thuộc về triều đại muộn hơn, tức là triều Nguyễn. Ông giải thích, ''lịch'' 厯 có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là "''đã qua''", ''triều'' 朝 vừa có nghĩa là triều đại như [[triều Lý]], [[triều Trần]] vừa có nghĩa là triều vua như triều [[Lê Thái Tổ]], triều [[Gia Long]]. Trong thư tịch Hán Nôm của Việt Nam và Trung Quốc không thiếu những sách mang tên ''lịch đại'' hay ''lịch triều'' mà ghi chép những sự việc xảy ra cho đến triều đại và triều vua đang trị vị. Chẳng hạn như ''[[Đại Việt lịch triều đăng khoa lục]]'' của [[Nguyễn Hoãn]], Vũ Miên, [[Phan Lê Phiên]] ; ''[[Lịch triều thi sao]]'' của [[Bùi Huy Bích]], ''[[Lịch triều sách lược]]'' của Trần Quang Hiến... Mặt khác, hai câu tán đó không phải là tên sách mà chỉ có nội dung biểu thị quan điểm sử học đương thời do đó, theo Phan Huy Lê, không ảnh hưởng gì đến niên đại Chính Hoà của bản in ''Nội các quan bản''<ref name=m/>.
 
====Bố cục====