Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 147:
Ngày [[27 tháng 11]] năm [[1042]], sau hòa nghị với người [[Khiết Đan]], Nhân Tông tưởng thưởng công lao, cất nhắc [[Phú Bật]] lên chức Học sĩ viện Hàn lâm, Phú Bật đáp rằng việc phải tăng tiền cống nạp cho Bắc triều thì không thể gọi là công được, nên từ chối không nhận chức<ref name="TG45">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷045|quyển 45]]</ref>. Đầu năm [[1043]], [[tể tướng]] [[Lã Di Giản]] bị trúng phong, không thể lên triều được nữa, Nhân Tông bái ông ta làm Tư không, Bình chương quân quốc trọng sự, ba hoặc năm ngày lên triều một lần. Di Giản không nhận và nhiều lần xin được trí sĩ. Nhân Tông từ chối vài lần rồi chấp thuận, lại phong cho [[Yến Thù]] làm Bình chương sự kiêm Xu mật sứ, [[Hạ Tủng]] làm Thượng thư bộ Hộ, Xu mật sứ, [[Cổ Xương Triều]] làm Tham tri chính sự, [[Phú Bật]] làm Xu mật phó sứ (nhưng Phú Bật không nhận chức<ref name="TG45" />). Khi tình bình biên giới phía tây tạm yên, Nhân Tông lại cho gọi [[Hàn Kì]], [[Phạm Trọng Yêm]] về triều nhận chức Xu mật phó sứ. [[Lã Di Giản]] mất vào ngày [[9 tháng 10]] năm [[1044]].
 
Quan lại vô dụng, binh lính bất tài làm cho quốc khố ngày càng cạn kiệt, không những thế đất đai lại bị ngoại bang thôn tính, thuế khóa tăng cao làm đời sống nhân dân cơ cực, dẫn tới khởi nghĩa. Từ khi [[Hàn Kì]], [[Phạm Trọng Yêm]] vào triều chấp chính, liền thảo ra những phương sách trị quốc an dân. Ngày [[11 tháng 9]] năm [[1043]], [[Hàn Kì]] dâng biểu trình bày các mối đe dọa từ [[Khiết Đan]], [[Tây Hạ]], và trình bày 7 điều cần làm, gồm Làm triều chính trong sạch, Quan tâm việc biên bị, Tuyển người tài hiền, Phòng bị ở Hà Bắc, Củng cố Hà Đông, Thu phục dân tâm, Doanh Lạc Ấp, Nhân Tông đều thu nạp. Bấy giờ, bộ máy quan liêu trong triều đình không ngừng bành trướng, hiệu xuấtsuất hành chính ngày một thấp, số lượng quân đội ngày một tăng lên, mối hiểm họa trong và ngoài nước luôn luôn xảy ra, đã tăng thêm gánh nặng cho dân, tình hình tài chính nhà nước bị thiếu hụt nghiêm trọng. Đứng trước tình hình này, vua Tống Nhân Tông đã năm lần bảy lượt triệu gặp đám người Phạm Trọng Yêm, đốc thúc họ phải lập tức đưa ra phương án. Ngày [[14 tháng 10]], Trọng Yêm dâng sớ "Đáp thủ chiếu điều trần thập sự" trình bày 10 phương sách: Minh truất trắc, Ức nghiêu hãnh, Tinh cống cử, Trạch quan trường, Quân công điền, Hậu nông tang, Tu võ bị, Giảm lao dịch, Đàm ân tín, Trọng mệnh lệnh, đưa ra 10 chủ trương cải cách, như giảm thuế khóa và phu phen, củng cố quân đội, khuyến khích dân trồng dâu nuôi tằm phát triển thương nghiệp<ref name="TG46">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷046|quyển 46]]</ref><ref>Sư Thịnh, Đặng Dân Hiên, sách đã dẫn, trang 209</ref>... Nhân Tông chấp nhận và cho thực hiện những chủ trương này, gọi đó là "tân chính", trong sử hay gọi là "Khánh Lịch tân chính". Cuối năm đó, Phạm Trọng Yêm cử một người đi các nơi kiểm tra hành vi quan lại, ông mỗi khi nhận được báo cáo của họ, đều không do dự gạch ngay tên những người không xứng chức trong danh sách quan lại, nhiều người khuyên can Trọng Yêm không nên làm quá, nhưng Trọng Yêm vẫn quyết tâm thi hành. Ông nói: "Thà một nhà khóc còn hơn để cả thiên hạ phải khóc"<ref>Chu Hi tập lục, Ngũ triều danh nhân ngôn hành lục</ref>.
 
Chính sách mới của Phạm Trọng Yêm đã đả động tới quyền lợi của rất nhiều thế lực thủ cựu trong triều, vì thế họ bắt đầu tìm cớ công kích, trù dập ông. Tháng 3 năm [[1044]], [[Hạ Tủng]] giật dây cho tố cáo [[Phạm Trọng Yêm]], [[Doãn Thù]], [[Âu Dương Tu]], [[Dư Tĩnh]] lôi kéo bằng đảng, triệt hạ những người không ăn cánh, nhưng ban đầu Nhân Tông vẫn chưa tin, nhưng sau đó thiên hạ nhân họa liên tiếp xảy ra, bè đảng không ngớt lời dèm pha dần dần làm cho Nhân Tông mất niềm tin vào "tân chính". Tháng 10 năm [[1044]], [[Yến Thù]] bị bãi chức Bình chương sự kiêm Xu mật sứ. Dùng [[Đỗ Diễn]] làm Đồng Trung thư môn hạ Bình chương sự, kiêm Xu mật sứ, [[Trần Chấp Trung]] làm Tham tri chính sự. Mùa xuân năm [[1045]], [[Phạm Trọng Yêm]] cảm thấy bất an, lại dâng sớ xin bãi chức. Nhân Tông toan nghe theo, song [[Chương Đắc Tượng]] tấu rằng Trọng Yêm là người hiền năng, nếu một lần thỉnh cầu mà bãi chức thì thiên hạ chê cười nhà vua không biết coi trọng hiền thần, vậy nên phải kiếm cớ gì làm tội nhẹ rồi mới bãi chức. Gặp lúc [[Phú Bật]] từ [[Hà Bắc]] trở về, [[Chương Đắc Tượng]] bèn sai Hữu chánh ngôn [[Tiền Minh Dật]] dâng sớ nói bọn Phạm Trọng Yêm, Phú Bật từ khi còn ở trấn bên ngoài đã kết giao bằng đảng, mưu đồ bá chiếm triều đình, rồi xin Nhân Tông truất chức hai người<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷047|quyển 47]]</ref>. Ngày [[23 tháng 2]], Nhân Tông bãi Trọng Yêm làm An phủ sứ Thiểm Tây, tri Bân châu; [[Phú Bật]] làm An phủ sứ Kinh Đông tây lộ, tri Vận châu. Lại định hạ chiếu bãi người cùng cánh với Trọng Yêm là [[Đỗ Diễn]] ra Duyện châu. Tân chính chỉ thực hiện được hơn 1 năm đã kết thúc<ref>Trung Quốc văn minh sử, Thời kì Tống Liêu Kim,: Tống triều quyển 1 chương 3, trang 215</ref>. [[Phạm Trọng Yêm]] về sau chết trong uất hận ở Dĩnh châu ([[1052]]).