Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Thi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 99:
Một trong những câu thành ngữ liên quan đến Tây Thị gọi là ''Đông Thi hiệu tần'' (東施效顰), cũng gọi ''Đông gia hiệu tần'' (東家效顰) hay ''Xú nữ hiệu tần'' (醜女效顰). Một hôm, Tây Thi đột nhiên cảm thấy đau ở [[ngực]], mặt mày nhăn lại, cô gái Đông Thi vốn xấu xí, thấy Tây Thi mặt nhăn lại vẫn còn đẹp mê hồn bèn bắt chước. Tưởng rằng mình sẽ đẹp như Tây Thi, thế nhưng Đông Thi bắt chước chỉ thêm xấu lạ, khiến người ta nhìn thấy đều chạy đi, thậm chí không dám ra đường nữa. Điển tích này cũng xuất phát từ Trang Tử, có ý chê cười đừng cố gắng làm việc mà khả năng không thể, cốt quả chỉ khiến mình tệ hơn đi mà thôi, do đó cũng có cách gọi 「'''Tây Thi bệnh'''; 西施病」, tức ''"Tây Thi bị đau mà nhăn mày"'', ám chỉ đến vẻ đẹp chỉ cần nhăn mày cũng dao động lòng người trong điển tích này<ref>《庄子·天运》: 故西施病心而矉其里,其里之丑人见而美之,归亦捧心而矉其里。</ref>.
 
Câu thành ngữ '''Tây mi Nam kiểm''' (西眉南臉) dùng để chỉ dung mạo mỹ lệ của đàn bà con gái xuất xứ từ Tây Thi. Điển tích này xuất xứ từ bài ''Vu sơn cao'' (巫山高) của [[Lý Hàm Dụng]] (李咸用):「''"Tây mi Nam kiểm nhân trung mỹ, hoặc giả giai văn vô sở lợi"''; 西眉南臉人中美,或者皆聞無所利」. Tây Thi và nàng [[Nam Uy]] (南威), đều là đại mỹ nhân trứ danh thời [[Xuân Thu]], tịnh xưng '''Uy Thi''' (威施). Một câu thành ngữ khác, không chỉ nổi tiếng đối với người Trung Quốc mà con đến cả các quốc gia khác như Việt Nam, chính là '''Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi''' (情人眼里出西施), hay ''"Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi"'', xuất phát từ ngạn ngữ đời Tống trong bài ''Điều khê ngư ẩn tùng thoại hậu tập · Sơn cốc thượng'' (苕溪渔隐丛话后集·山谷上)<ref>宋·胡仔《苕溪渔隐丛话后集·山谷上》:“谚云:情人眼里有西施”。</ref>, ý nói người tình trong mắt một người nào đó, dù vẻ ngoài thực tế ra sao cũng đều sẽ cực kỳ xinh đẹp.
 
=== Nét đẹp thơ văn ===