Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiều Công Hãn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: [[Thể loại:Tướng nhà Ngô → [[Thể loại:Võ tướng nhà Ngô using AWB
Dòng 10:
 
==Tranh ngôi vua==
Theo Đại Việt sử ký tiền biên, khi [[Ngô Xương Văn]] mất vào năm 965, các tướng dưới quyền là Tham mưu [[Lã Xử Bình]] và Thứ sử Phong Châu Kiều Công Hãn tranh nhau lên thay... Đến năm 966, Tham mưu [[Lã Xử Bình|Ngô Xử Bình]], Thứ sử Kiều Công Hãn, Thứ sử châu Vũ Ninh là [[Dương Huy]], Nha tướng là [[Đỗ Cảnh Thạc]] lại kéo về Cổ Loa tranh nhau lên ngôi. Trong nước khắp nơi nổi loạn, ai nấy đều chiếm cứ quận ấp, mưu thôn tính lẫn nhau<ref name="tienbien"/>
 
Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi "các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn" phần nào cho thấy tham vọng của Kiều Công Hãn trong cuộc chiến ngôi báu này. Ông và Dương Huy là hai thứ sử địa phương kéo quân về triều đình Cổ Loa tranh chấp ngôi vua cùng với hai đại thần triều đình [[Lã Xử Bình]] và [[Đỗ Cảnh Thạc]]. Trong bối cảnh này thì hậu duệ nhà Ngô là [[Ngô Xương Xí]] phải lui về Bình Kiều, Thanh Hóa và trở thành một sứ quân.
Dòng 32:
Theo thần tích đền Gin, xã Nam Dương, huyện [[Nam Trực]], tỉnh [[Nam Định]] thì năm 967, Kiều Công Hãn bị [[Đinh Bộ Lĩnh]] tấn công thất trận phải tháo chạy. Khi Kiều Công Hãn qua vùng An Lá (Nghĩa An – Nam Trực) thì bị thổ hào [[Nguyễn Tấn (tướng nhà Đinh)|Nguyễn Tấn]] đem dân binh đến tập kích chém trúng cổ. Ông xé lụa quấn lấy cổ, chạy về đến vùng đất Hiệp Luật thì dừng lại ở quán bà hàng nước. Bà hàng nước dâng gỏi cá trắm cho ông ăn, ăn xong ông hỏi: "Bị thương thế này có sống được không?" Bà hàng nước chỉ vào đống đất cao gần đền nói: "Đây là nơi nghỉ tốt lành cho tướng công đó". Kiều Công Hãn bước ra, cởi áo nằm xuống đống đất rồi hóa. Dân làng Hiệp Luật trông thấy sợ hãi bỏ đi. Dân làng Bái Dương lấy chiếu ra đắp. Sáng hôm sau, mối đùn thành mộ che kín khắp người. Nhân dân gọi là mộ thiên táng. Người dân ở đây nghĩ rằng Kiều Công Hãn là người cùng quê nên rút chân nhang ở mộ vào đền thờ.<ref>[http://www.dulichnamdinh.com.vn/%28S%28hih5a455emtnx155h5ebkw55%29A%28kAEWtMArzwEkAAAANmQ3MGMxYTQtM2EwZC00M2M2LWIyNzItYjYyNGM3OWExYjEy6_mdy1CKkSY6PM0tguBW2zSvYiI1%29%29/viewdetails.aspx?Id=1317 đền Gin]</ref> Ngày nay cứ đến 10-12 âm lịch, dân làng Gin lại đánh cá để tế, tưởng nhớ Kiều Công Hãn, trong khi dân làng An Lá (đều ở [[Nam Trực]], [[Nam Định]]) lại gói bánh để tế, tưởng nhớ chiến công của [[Nguyễn Tấn (tướng nhà Đinh)|Nguyễn Tấn]], nên dân gian có câu: "làng Gin đánh cá, làng Lá gói bánh".
 
Ngoài ra, cách khu di tích đền Gin 7 &nbsp;km theo tỉnh lộ 490 về phía Nam là di tích đền Tây Lạc, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực cũng là nơi thờ Kiều Công Hãn.<ref>[http://namtruc.namdinh.gov.vn/huyennamtruc/1205/26830/37249/101206/di-tich-lsvh-cap-quoc-gia/-den-gin-di-tich-lich-su-van-hoa-va-le-hoi-truyen-thong.aspx Đền Gin Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống]</ref>
 
==Chú thích==
Dòng 42:
[[Thể loại:Người Phú Thọ]]
[[Thể loại:Loạn 12 sứ quân]]
[[Thể loại:TướngVõ tướng nhà Ngô]]
[[Thể loại:Năm sinh thiếu]]
[[Thể loại:Mất 967]]