Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Triều Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 107:
Trong thời kỳ trị vì của mình, nhà Triều Tiên củng cố sự thống trị của mình trên toàn lãnh thổ Triều Tiên, đề cao [[Nho giáo|Nho học]], du nhập [[văn hóa Trung Quốc|văn hóa Trung Hoa]] và hạn chế [[Phật giáo]], có lúc còn bức hại tôn giáo này. Nhà Triều Tiên bước vào thời kỳ phát triển huy hoàng nhất của nền [[văn hóa Triều Tiên|văn hóa cổ điển Triều Tiên]], về [[thương mại]], [[khoa học]], [[văn học]] và [[công nghệ|kỹ thuật]] {{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}}. Tuy nhiên, nhà Triều Tiên nhanh chóng suy yếu vào cuối [[thế kỷ 16]] và đầu [[thế kỷ 17]] sau [[Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598)|cuộc tấn công xâm lược của Nhật Bản]] và sau đó là nhà [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]], điều này biến Triều Tiên thành một nước phiên thuộc của [[nhà Thanh|đế quốc Đại Thanh]] và dẫn tới chính sách bế quan tỏa cảng, cô lập với [[thế giới]] bên ngoài. Sau khi trở thành một thuộc quốc của triều đình Mãn Thanh, nhà Triều Tiên có được một thời kỳ yên bình kéo dài gần 2 thế kỷ.
 
Tuy nhiên, mọi sự hồi phục mà vương quốc Triều Tiên có được trong thời gian hòa bình đã sớm tan biến vào giữa [[thế kỷ 19]]. Nhà Triều Tiên nhanh chóng phải đối mặt với những khó khăn ngày càng chồng chất: mâu thuẫn trong nước, tranh chấp quyền lực, áp lực quốc tế, [[danh sách các cuộc nổi dậy và cuộc cách mạng|khởi nghĩa]] và thế là nhà Triều Tiên suy sụp nhanh chóng vào cuối thế kỷ thứ 19. Năm 1895, nhà Triều Tiên buộc phải ký một hiệp định quy định việc độc lập hoàn toàn khỏi triều đình [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]] sau khi [[Nhật Bản]] chiến thắng trong [[Chiến tranh Thanh-Nhật|Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất]], buộc [[Trung Quốc]] phải ký [[hòaHiệp ước Shimonoseki]]. Từ năm 1897 đến 1910, Triều Tiên mang quốc hiệu mới: '''[[Đế quốc Đại Hàn|Đại Hàn Đế quốc]]''' nhằm minh chứng cho nền độc lập của mình, rằng từ nay Triều Tiên không còn phụ thuộc vào [[nhà Thanh]] nữa. Tuy nhiên, vua Triều Tiên thực ra chỉ còn là bù nhìn của quân Nhật. Nhà Triều Tiên nhanh chóng cáo chung vào năm 1910 khi [[đế quốc Nhật Bản]] buộc người Triều Tiên ký [[Điều ước sáp nhập Triều Tiên vào Nhật Bản]] và biến Triều Tiên thành một lãnh thổ thuộc địa của [[Nhật Bản]].
 
Nhà Triều Tiên đã để lại một di sản khổng lồ cho nền văn hóa Triều Tiên: nhiều nghi thức [[xã giao]], [[phong tục]] tập quán, các quan điểm về mặt [[xã hội]] lưu truyền đến các thế hệ con cháu ngày nay, và thậm chí [[tiếng Triều Tiên|ngôn ngữ Triều Tiên]] đương đại cùng những phương ngữ của nó bắt nguồn từ những suy nghĩ và quan điểm truyền thống hình thành từ thời nhà Triều Tiên. Ngày nay, tên gọi ''"[[bán đảo Triều Tiên]]"'' và quốc hiệu [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên]] lấy chính là kế thừa từ triều đại này.