Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 310:
Việc [[Tưởng Cán]] đến dụ Chu Du ở hồi 45 được La Quán Trung gắn với [[trận Xích Bích]], khi Tào Tháo mang đại quân áp sát biên giới Đông Ngô. [[Tam Quốc diễn nghĩa]] kể rằng trong lần gặp Tưởng Cán, Chu Du còn lợi dụng Tưởng Cán đưa tin thất thiệt khiến Tào Tháo nghi ngờ giết 2 đô đốc thủy quân giỏi của Kinh châu mới về hàng là Trương Doãn và [[Sái Mạo]], khiến quân Tào không còn tướng chỉ huy quân thủy giỏi. Kỳ thực, Tào Tháo sai Tưởng Cán đi dụ ông sau trận thua lớn ở Xích Bích<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 395.</ref>.
 
Những tình tiết nhân vật Chu Du 3 lần bị nhân vật Gia Cát Lượng chọc tức dẫn tới cái chết của ông đều là hư cấu của [[La Quán Trung]]. Ông bị La Quán Trung mô tả là người đố kỵ và luôn tìm cách hại Gia Cát Lượng nhằm trừ đi mối họa cho Đông Ngô. Ngay trước khi nổi lửa ở Xích Bích, nhân vật Chu Du đã có ý định trừ khử nhân vật Gia Cát Lượng nhưng không thành. Trước khi chết, nhân vật Chu Du uất hận than: "Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng?" Trong bộ "Tướng soái cổ đại Trung Quốc" của các tác giả Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết và Dương Hiệu Xuân có ghi: "''đó là lời lẽ của nhà văn, hoàn toàn không đáng tin cậy''"<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 767</ref>. Trong sách "Phẩm Tam Quốc" của Dịch Trung Thiên viết: ''nhắc tới vị danh tướng Giang Đông, người ta thường nghĩ ngay đến câu chuyện “Ba lần chọc tức Chu Du”, là “Đã sinh Du sao còn sinh Lượng” và “Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt quân” v.v… Tiếc thay, đó là tiểu thuyết, không phải lịch sử, trong sử Gia Cát Lượng chưa từng chọc tức Chu Du. Và dù có chọc tức cũng không thể chết được. Vì sao vậy? Bởi vì Chu Du tính tình mạnh mẽ, hào phóng... Ngược lại, Gia Cát Lượng, một người đức độ cao siêu lại được coi là “Ba lần chọc tức Chu Du”, được mô tả thành “kẻ tiểu nhân gian trá hiểm ác” (lời Hồ Thích), nghĩ xem, đau xót biết chừng nào! Chúng ta thấy, lịch sử xa cách chúng ta, có lúc xa cách đến như vậy.''<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, trang 6-8</ref>
cũng không thể chết được. Vì sao vậy? Bởi vì Chu Du tính tình mạnh mẽ, hào phóng.''<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, trang 6-8</ref>
 
===Phim ảnh===