Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 131:
Ngự sử trung thừa [[Cao Nhược Nột]] bất bình với các tể tướng, nhân lúc có thiên tai liên miên, sàm tấu với Nhân Tông rằng thiên tai xảy ra là do tể tướng không biết điều hòa âm dương. Ngày [[24 tháng 4]] năm [[1047]], hai quan chấp chính [[Cổ Xương Triều]] và [[Ngô Dục]] đều bị bãi chức, đồng thời bọn [[Trần Chấp Trung]], [[Tống Tường]] cũng bị giáng chức xuống một bực, nhưng đến cuối năm đó thì được phục chức. Triều đình dùng [[Hạ Tủng]] làm Xu mật sứ, [[Cao Nhược Nột]] làm phó sứ, [[Văn Ngạn Bác]] Tham tri chính sự. Nhân Tông muốn lấy [[Lý Thanh Thần]] lên làm Quan Gián nghị đại phu, [[tể tướng]] [[Trần Chấp Trung]] sợ mất chức, nên tìm cách khiến Nhân Tông không dùng Thanh Thần. Thanh Thần hận quá, nhiều lần ở trước mặt vua nói xấu Chấp Trung và còn không chịu nhận chức Long đồ các trực học sĩ của triều đình ban cho. Tuy nhiên nhà vua đối với Chấp Trung đãi ngộ vẫn còn như cũ. Còn [[Hạ Tủng]] vốn có thù oán với [[Phú Bật]] liền tố cáo ông ta thông mưu [[Khiết Đan]] tạo phản. Phú Bật bèn bị bãi chức An phủ sứ Tây Kinh. Về sau Nhân Tông biết [[Hạ Tủng]] nói gièm nên lại phong [[Phú Bật]] chức Kinh Đông lộ An phủ sứ.
 
Cuối năm [[1047]], quân sĩ ở Bối châu<ref>Nay thuộc [[Hình Đài]], [[Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]</ref> do [[Vương Tắc]] cầm đầu chiếm cứ thành tạo phản, bắt tri châu [[Trương Đắc Nhất]] và giết tướng [[Đổng Nguyên Hanh]] và nhiều người khác. [[Vương Tắc]] tiếm xưng Đông Bình vương, phong quan chức kiến lập triều đình riêng<ref>Thương Thánh, sách đã dẫn, trang 410 - 411</ref>. [[Cổ Xương Triều]] sai đem quân từ Đại Danh đến đánh Bối châu, và lệnh quân ở Thiền, Mạnh, Định châu và phủ Chân Định sẵn sàng tư thế phòng thủ. Đầu năm [[1048]], người trong [[Uông Văn Khánh]] làm nội ứng định dẫn quân Tống tiến vào thành, song bị phát hiện và thất bại. Triều đình dụng binh nhiều phen nhưng vẫn không được. Tống Nhân Tông lo lắng, nên dùng [[Văn Ngạn Bác]] làm Tuyên phủ sứ Hà Bắc để dẹp loạn. Quân phản loạn có ý cầu cứu người Liêu, tướng Tống là [[Sử Minh Hạo]] biết bèn cho người chẹn đường lên phía bắc và bắt được sứ giả Bối châu<ref name="TG49">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷049|quyển 49]]</ref>. Ngày [[18 tháng 4]], [[Văn Ngạn Bác]] tuyển 200 tráng sĩ vào thành theo đường địa đạo, lên lầu thành giết hết người thủ thành, rồi đón quân triều đình tiến vào thành. [[Vương Tắc]] bỏ trốn rồi bị bắt giết, loạn quân ở Bối châu bị dẹp sau gần nửa năm. Do chiến công này, [[Văn Ngạn Bác]] được triệu về triều làm Thượng thư bộ Lễ, Bình chương sự<ref name="TG49" />.
 
Năm [[1049]], do thấy dân Kinh Đông nhiều lần khởi nghĩa, Nhân Tông theo ý kiến của tể thần, dùng [[Lưu Quỳ]] làm An phủ sứ. Khi Lưu Quỳ đến miền đông, mở kho cứu tế, thu phục dân tâm rồi chiêu dụ những người khởi loạn khiến họ quy phục, tình hình phía đông bèn được yên ổn. Lại có [[Phú Bật]] ở Hà Bắc vào dịp thiên tai đã mở kho cứu tế, dùng phương sách trị thủy, an ủi những người nghèo túng mà phải đi làm cướp, khuyến khích lưu dân trở về canh tác. Nhân Tông có lời khen ngợi phong cho ông ta lên làm Thị lang bộ Lễ, An phủ sứ Kinh Đông. Sau đó triều đình cho mười quan chỉ huy tới Kinh Đông để trấn áp giặc cướp, Phú Bật can rằng làm như vậy sẽ khiến dân tình bất an, Nhân Tông bèn triệu cấm quân về kinh. Tể tướng [[Trần Chấp Trung]] vì chuyện thiên tai ở Hà Bắc không tìm ra phương sách đối phó, bị công luận tố cáo nên phải xin từ chức. Ngày [[8 tháng 8]] năm [[1049]], Nhân Tông điều [[Trần Chấp Trung]] ra Trần châu, dùng [[Tống Tường]] làm Bình chương sự, [[Bàng Tịch]] làm Xu mật sứ, [[Cao Nhược Nột]] Tham tri chính sự, [[Lương Thích]] làm Xu mật phó sứ<ref name="TG50" />.
Dòng 227:
==== Sự biến cung Ninh Thọ, 1048 và án Thái tử giả, 1050 ====
 
Ngày [[14 tháng 5]] năm [[1048]], bọn quan giữ điện Sùng Chánh gồm [[Nhan Tú]], [[Quách Quỳ]], [[Vương Thắng]], Tôn Lợi mưu gây biến loạn, dẫn quân tiến vào tẩm điện. Nửa đêm xảy ra binh biến, Nhân Tông muốn chạy ra ngoài tránh nạn. Hoàng hậu Tào thị khi đó ở trong tẩm điện, bèn ngăn vua lại và cho đóng cửa cung, sai cung nhân triệu đô tri [[Vương Thủ Trung]] dẫn binh hộ giá. Quân phản nghịch tiến vào cung, giết nhiều cung nhân. Bọn [[hoạn quan]] tưởng vua chưa biết chuyện, muốn trấn an nên nói rằng chỉ là cung nhân đánh nhau. Tào hậu mắng rằng: ''"Bọn giặc giết người trong điện, vua đang muốn ra ngoài, còn nói những lời này"''. Hậu biết giặc sẽ phóng hỏa, nên sai bọn [[hoạn quan]] đem nước đến chuẩn bị sẵn, quả nhiên đúng như vậy. Tào hậu cho gọi bọn người trong cung dậy, hễ khi Thái giám thụ lệnh ra điện truyền đạt thông tin, Tào hậu đều tự tay cắt một đoạn tóc của họ, nói lấy làm chứng để ngày mai thưởng công. Bởi vậy, mọi người đều tận lực ra sức, bọn làm phản đều bị giết, nhưng không tra ra ai là kẻ đầu sỏ<ref name="TG49" />. Sau vụ việc đó, Xu mật sứ [[Hạ Tủng]] dâng sớ nói về sự nguy hiểm của bọn nội thị, vì thế 5 nội thị bị điều ra ngoài. Sự kiện này được gọi là [[Ninh Thọ cung biến]]. Mặc dù Tào hậu lập công lớn trong vụ này, nhưng có một số đại thần như Gián quan [[Vương Chú]] dâng sớ nói Hoàng hậu là chủ mưu thực sự, vì bà tỏ ra bình tĩnh như thể biết trước mọi chuyện; nhưng ý kiến này không được nhiều người tán thành nên Tào thị vẫn giữ được ngôi Hoàng hậu. Sau sự việc này Nhân Tông bãi miễn toàn bộ quan lại của hoàng thành ti và nội thị sảnh, còn các cung nữ và hoạn quan bị nghi câu kết với đảng nghịch cũng bị xử tử<ref>Thương Thánh, sách đã dẫn, trang 411</ref>.
 
Do Nhân Tông không có con trai khiến nhiều kẻ muốn nổi lên tranh ngôi. Vào năm [[1050]], có y giả [[Lãnh Thanh]] xưng là con vua, nói mẹ của hắn trước là cung nữ từng được Nhân Tông sủng hạnh, sau bị đuổi ra khỏi cung mới biết mình mang thai long tử. Tri phủ Khai Phong [[Tiền Minh Dật]] truy bắt Thanh, rồi hành lễ với hắn như với thế tử. Việc đến trong cung, triều đình trên dưới xôn xao bàn luận. Nhân Tông lập tức sai Tri gián viện là [[Bao Chửng]] điều tra việc đó. Bao Chửng tra ra rằng mẹ của Thanh là Vương thị trước kia có thời hầu ở trong cung, được vua ân sủng, sau khi rời cung được ba năm mới lấy một nông phu, sinh một con gái rồi mới sinh Thanh. Sau đó [[Lãnh Thanh]] bị xử tử, còn [[Tiền Minh Dật]] vì từng hạ mình với Lãnh Thanh cũng bị điều ra Thái châu<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷051|quyển 51]]</ref><ref>[http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Su-that-ve-Bao-Thanh-Thien-pha-an-371483/ Sự thực Bao Thanh Thiên phá án]</ref>.
Dòng 303:
 
Tuy nhiên, chính sách này phải trả một giá đắt. Để có tiền cho những khoản chi tiêu lớn thì thuế má đã tăng lên khủng khiếp và những người dân trung và hạ lưu của nhà nước này phải sống trong cảnh khó khăn kinh niên. Thuế má chủ yếu lấy từ Thiểm Tây và quan cảnh phía Bắc, vì Giang Nam có quá nhiều quyền quý vương tử nên thuế không thể mạnh tay.
 
Tuy nhiên cũng có một số quan điểm có phần quá khích, nặng tay của một số người viết sách đời sau, kiểu như<ref>Thương Thánh, sách đã dẫn, trang 409</ref>
:''Hồ đồ nhu nhược, không có thực quyền. Không có tinh thần chiến đấu, cắt đất và cống nạp để cầu hòa. Mở rộng đường làm quan, quan lại vô dụng trong triêù quá nhiều. Thuế khóa tăng, tài chính cạn kiệt''.
 
== Gia thất ==
Hàng 412 ⟶ 415:
* [[Bá Dương]] ([[1977]]), ''Niên biểu lịch sử Trung Quốc'', 中國歷史年表. Taipei: Sing-Kuang Book Company Ltd.
* Sư Thịnh, Đặng Dân Hiên biên tập; ''Phạm Trọng Yêm lập thân hành sự cửu cửu phương lược'' Nhà xuất bản hí kịch Trung Quốc ,09-2001-09
* Thương Thánh (2011), ''Chính sử Trung Quốc qua các triêù đại, 350 vị hoàng đế nổi tiếng'', NXB Văn hóa thông tin
 
== Chú thích ==