Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyện Chân tướng quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Đề Thám.jpg|150px|nhỏ|phải|'''Chân tướng quân (Hoàng Hoa Thám)''']]
 
'''Truyện Chân tướng quân''', tên đầy đủ là '''Chân tướng quân liệt truyện''' (Liệt truyện vị tướng quân chân chính) là một trong số những tác phẩm văn học tiêu biểu của [[Phan Bội Châu]].
Dòng 6:
Truyện Chân tướng quân được viết bằng chữ Hán trong khoảng thời gian Phan Bội Châu hoạt động ở [[Trung Quốc]], sau khi bị [[Nhật Bản]] trục xuất vào tháng 3 năm 1909.
Sáng tác này viết về vị anh hùng của dân tộc Việt là [[Hoàng Hoa Thám]], và đã được tờ Binh sự tạp chí ([[Trung Quốc]]) đăng liên tiếp trên ba số báo: 41 – 43, từ tháng 9 – đến tháng 11 năm 1917.
 
===Nguyên nhân ra đời===
Dòng 18:
 
===Lược truyện===
Nhân vật chính trong truyện ''Chân tướng quân'' là Hoàng Hoa Thám, là người lãnh đạo cuộc [[Khởi nghĩa Yên Thế]] ([[Bắc Giang]]) chống [[Pháp]] ([[1885]]–[[1913]]1885–1913).
Đầu truyện, Phan Bội Châu cho biết ông đã tìm đến chiến khu Yên Thế, nhưng vì ông Hoàng bệnh, nên không gặp được.<ref>Phan Bội Châu tìm vào bản doanh Yên Thế vào tháng 8 năm [[Quý Mão]] (1903).</ref>. Dù vậy, xuyên qua lời kể của một cụ già địa phương, tác giả cũng đã làm cho nhân vật chính rõ nét dần. Đó là hình ảnh một đứa trẻ mục đồng sống trong cảnh nghèo khổ, côi cút, chăn trâu, ở đợ mà vẫn rất hồn nhiên, phóng khoáng và được nhiều bạn bè cảm phục…
 
Tiếp theo, là phần dài nhất truyện, Phan Bội Châu mô tả lại những bước thăng trầm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, như các sách sử đã ghi. Tuy nhiên, mặc dù có những phân hóa trong hàng ngũ của nghĩa quân sau những thất bại quân sự; và sự mua chuộc, dụ dỗ của đối phương,...song trước sau ông Hoàng vẫn kiên trì giương cao ngọn cờ kháng [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]].