Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyện Kiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
}}{{Contains Vietnamese text}}[[Tập tin:Kim Vân Kiều1.png|nhỏ|270px|Hai bản "Kim Vân Kiều tân truyện" (金雲翹新傳), bìa bên trái là "Liễu Văn đường tàng bản" (柳文堂藏板) in năm [[1871]], bên phải là "Bảo Hoa các tàng bản" (寶華閣藏板) in năm 1879]]
 
'''''Đoạn trường tân thanh''''' ([[chữ Hán]]: 斷腸新聲), thường được biết đến đơn giản là '''''Truyện Kiều''''' ([[chữ Nôm]]: 傳翹), là một truyện thơ của thi sĩ [[Nguyễn Du]] (1766–1820). Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong [[văn học Việt Nam]], [[Tác phẩm văn học|tác phẩm]] được viết bằng [[chữ Nôm]] theo [[Thơ|thể lục bát]], gồm 3254 câu.
 
Câu chuyện dựa theo [[tiểu thuyết]] ''"[[Kim Vân Kiều|Kim Vân Kiều truyện]]"'' của [[Thanh Tâm Tài Nhân]], một thi sĩ thời [[nhà Minh]], [[Trung Quốc]].<ref>Theo Dương Quảng Hàm, tr. 379.</ref>
 
Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha và em trai khỏi tù, cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên, không biết rằng anh ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm [[Gái mại dâm|kĩ nữ]] trong lầu xanh.
 
== Hoàn cảnh ra đời ==
Có thuyết nói [[Nguyễn Du]] viết ''Truyện Kiều'' sau khi đi sứ Trung Quốc ([[1814]]–[[1820]]1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn.<ref>VIỆC KỊ HÚY TÊN VUA LÊ CHIÊU THỐNG VÀ CHÚA TRỊNH BỒNG TRONG TRUYỆN KIỀU - Nguyễn Tài Cẩn, khoa Ngôn ngữ học, ĐHQGHN, 2008</ref>. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn .<ref name="NL">Căn cứ theo GS. Nguyễn Lộc, tr. 1844.</ref>. Ngay sau khi ra đời, ''Truyện Kiều'' được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường ([[1871]]) và bản của Duy Minh Thị ([[1872]]), đều ở thời vua [[Tự Đức]] .<ref name="NL" />.
 
Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi [[Kim Vân Kiều|''Kim Vân Kiều truyện'']] của [[Thanh Tâm Tài Nhân]], lấy bối cảnh [[Trung Quốc]] thời vua [[Minh Thế Tông|Gia Tĩnh Đế]] đời [[nhà Minh]] (từ năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc [[Hồ Tôn Hiến]], kỹ nữ [[Vương Thúy Kiều]], nhân vật [[Từ Hải]] là có thật trong [[lịch sử]].
 
Bản in khắc đầu tiên năm [[1920]] có tựa chính thức là ''Đoạn trường tân thanh'' ([[chữ Hán]]: 斷腸新聲), có nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột".
 
==Lược truyện==
{{Wikisource|Truyện Kiều|Truyện Kiều}}[[Tập tin:Vietnamese chu nom example.svg|thumb|right|200px]]
=== Tác giả nêu luận đề ===
Nguyễn Du đem thuyết "tài mệnh tương đố" (tài và mệnh ghét nhau) làm luận đề cuốn truyện.
:[[Chữ Nôm]]:
 
::𤾓𢆥𥪝𡎝𠊛嗟
Dòng 47:
::邏之彼嗇私豐,
::𡗶青慣退𦟐紅打慳
:[[Chữ Quốc ngữ]]:
:: ''Trăm năm trong cõi người ta,''
::''Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.''
:: ''Trải qua một cuộc bể dâu,''
Dòng 142:
 
=== Kiều mắc lừa Sở Khanh ===
Sống một mình giữa không gian mênh mông xa vắng đó nên khi gặp [[Sở Khanh]] (楚卿), một gã có "hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng" và cũng khá "văn vẻ", cô như người đang sắp chết đuối vớ được cọc mà không còn bình tĩnh nhận ra lời lừa gạt sáo rỗng của [[Sở Khanh]].
 
:: ''Than ôi! Sắc nước hương trời,''
Dòng 158:
 
=== Kiều gặp Thúc sinh ===
Thúc sinh (束生, nghĩa là "thư sinh họ Thúc") tuy đã có vợ là Hoạn thư (宦姐, nghĩa là "chị Hoạn") nhưng cũng là người "mộ tiếng Kiều nhi" từ lâu. Thúc sinh trong tác phẩm này có lẽ là có diễn biến tình cảm, tâm tư mang tính của con người trong "đời thường" nhất, chứ không cách điệu nhiều như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Thúc sinh là thế giới của đam mê và là sứ giả phong lưu của [[tình dục]]. Chưa có một "đấng nam nhi" nào trong truyện Kiều có cách nhìn nâng tấm thân của Kiều lên tầm thẩm mỹ như Thúc Sinh
 
:: ''Rõ màu trong ngọc trắng ngà!''
Dòng 199:
::''Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.''
 
Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Thúc sinh bảo Hoạn thư tra khảo vì lý do gì. Thúy Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần. Đọc tờ khai xong, Hoạn thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan Âm các (觀音閣) sau vườn để chép kinh. Thực ra, Hoạn thư đánh Kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về "đòn ghen" của Hoạn thư là "nhẹ như bấc, nặng như chì". Hoạn Thư đã ứng xử theo thường tình hiện hữu của dân gian, là "chút dạ đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình!", "Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai". Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện. Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã gặp vãi Giác Duyên (覺緣). Bà đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc bà (薄婆, nghĩa là "bà họ Bạc"), một [[Phật tử]] thường hay lui tới chùa. Ai ngờ "Bạc bà cùng với Tú bà đồng môn", Bạc bà đã khuyên Kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh (薄幸). Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.
 
=== Kiều gặp Từ Hải ===
Dòng 238:
::''Thà liều sống thác một ngày với nhau!...''
 
[[Hồ Tôn Hiến]] đang đà thắng đã ép Kiều phải "thị yến dưới màn", Thuý Kiều đã khóc thương và xin được mang [[Từ Hải]] đi chôn cất. [[Hồ Tôn Hiến]] đã chấp nhận cho "cảo táng di hình bên sông". Biết nàng giỏi đàn, [[Hồ Tôn Hiến]] bắt nàng phải chơi, Kiều đã thể hiện nỗi lòng mình qua tiếng đàn:
 
:: ''Một cung gió thảm mưa sầu,''
Dòng 325:
|style="text-align:center" |Kim<br/> 金
|style="text-align:center" |Trọng<br/> 重
|Theo "Kim Vân Kiều truyện", Trọng (重) có [[biểu tự]] là Thiên Lý (千里). Là người đã đính ước với Thúy Kiều.
|-
|style="text-align:center" |Thằng bán tơ<br/> 繩半絲
Dòng 406:
Hai thái độ cực đoan về ''Truyện Kiều'' đã xảy ra kể từ khi tác phẩm ra đời, đó là "say mê và tôn sùng truyện đến cực độ và mạ lỵ chửi bới cũng hết điều". Dưới con mắt của một số nhân vật như [[Ngô Đức Kế]], [[Huỳnh Thúc Kháng]]... thì ''Truyện Kiều'' chỉ là một dâm thư. Huỳnh Thúc Kháng viết: ''"Nói cho đúng ra Truyện Kiều chỉ là một dâm thư, rõ ràng không có ích gì mà có hại. Ở xã hội ta từ có kẻ tán dương Truyện Kiều truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên say mê sóng sắc, chìm nổi bể tình, dứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo mốt đam mê của mình…"''<ref>Dẫn lại theo Thanh Lãng, tr. 764.</ref>
 
Tựu trung, ''"về phương diện văn chương thì ai cũng công nhận Truyện Kiều là hay, nhưng về đường luân lý, theo các cụ là một quyển không nên cho đàn bà con gái xem"'' <ref>Ý kiến của GS. Dương Quảng Hàm, tr. 381.</ref>. Bởi vậy, trong [[Dân gian đương đại|dân gian]] đã có câu:
 
:: ''Đàn ông chớ kể Phan Trần''
Dòng 415:
:''Cảm hứng hiện thực của tác phẩm được kết tinh vào nhân vật trung tâm Thúy Kiều tài sắc và đa nạn. Xây dựng hình tượng Thúy Kiều và nhiều nhân vật bất hạnh khác trong tác phẩm, tác giả một mặt đã thể hiện lòng thương vô hạn đối với các nạn nhân; đồng thời đã tố cáo, lên án và phản kháng mạnh mẽ mọi thế lực bạo tàn chà đạp lên thân phận con người, nhất là người Phụ nữ. Điều đó đã đưa tinh thần nhân đạo của thời đại lên đỉnh cao mới, chấp cánh cho tác giả tạo nên một giấc mơ hào hứng, cao cả nhuốm màu sắc lãng mạn. Đó là giấc mơ Từ Hải. Nhân vật này xuất hiện như một vị cứu tinh, giải thoát cho cả cái xã hội đau khổ, bế tắc...
 
:''Về hình thức nghệ thuật, ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v...Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền [[văn học Việt Nam]]...<ref>''Văn học thế kỷ XVIII'', tr. 182.</ref>.''
 
== Tầm ảnh hưởng ==
[[Tập tin:Tranh chị em Thúy Kiều.jpg|nhỏ|Tranh miêu tả cảnh chị em [[Thúy Kiều]] gặp Kim Trọng trong ngày [[Thanh minh|Tết Thanh minh]] của họa sĩ Lê Chánh, treo trong [[Dinh Độc Lập|dinh Độc Lập cũ]].|thế=]]
Hàng trăm năm qua, ''Truyện Kiều'' vẫn luôn tồn tại trong đời sống của [[Các dân tộc tại Việt Nam|dân tộc Việt]]. Từ đó, ''lẩy Kiều'', ''trò Kiều'', ''vịnh Kiều'', ''tranh Kiều'', ''bói Kiều''... đã phát sinh trong cộng đồng người Việt. Bên cạnh đó, một số nhân vật trong truyện cũng trở thành nhân vật điển hình, như:
*[[Sở Khanh]]: chỉ những [[Nam giới|người đàn ông]] phụ tình.
*[[Người môi giới mại dâm|Tú bà]]: chỉ những người dùng phụ nữ để mại dâm, và thu lợi về mình.
*[[Hoạn tiểu thư|Hoạn Thư]]: chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá,...
Dòng 431:
=== Tiếng Việt ===
==== Bản chữ Nôm ====
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': Kim Ngọc lâu tàng bản, Tự Đức thứ 25 (1872).
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': Thịnh Mĩ đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879).
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': Quan Văn đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879).
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': Văn Nguyên đường tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879).
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': Bảo Hoa các tàng bản, Tự Đức thứ 32 (1879)
* ''Thúy Kiều Truyện tường chú'': Chiêm Vân Thị chú đính, Thành Thái (1905?)
Dòng 440:
 
==== Bản chữ Quốc ngữ====
* ''Poème Kim Vân Kiều truyện'': do [[Trương Vĩnh Ký]] phiên âm, in ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] năm [[1875]].
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': do [[Abel des Michels]] phiên âm, chú thích và dịch sang [[tiếng Pháp]] có kèm theo bản nôm gồm ba tập in ở Paris, 1884 - 1885.
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': do [[Edmond Nordemann]] phiên âm, in ở [[Hà Nội]] năm [[1897]].
* ''Đoạn trường tân thanh'': của [[Kiều Oánh Mậu]] chú thích, khắc in ở [[Hà Nội]] năm [[1902]].
* ''Kim Vân Kiều tân tập'': do nhóm Thời hiền thi tự khắc in năm [[1906]].
* ''Kim Vân Kiều quảng tập truyện'': Liễu Văn Đường tàng bản, (1914).
* ''Kim Vân Kiều tân truyện'': Phúc Văn đường tàng bản, (1918).
* ''Kim Vân Kiều tân tập'': Thời hiền thi tự, Quảng Thịnh đường tàng bản, (1922).
* ''Kim Vân Kiều'': Quan Văn đường tàng bản, (1923).
* Trên [[lịch treo tường]] kích thước 25x35 cm (siêu đại) [[Tết]] [[2017]]: Truyện Kiều được chọn đưa lên lịch là bản Kiều do học giả [[Đào Duy Anh]] phiên âm và chú giải có cập nhật những nghiên cứu Kiều học mới nhất được cộng đồng khoa học công nhận. Mỗi trang lịch ngoài đoạn Kiều chính văn, còn có phần chú giải các từ khó, điển tích. Trong đó TS [[Quách Thu Nguyệt]] đảm trách phần phân đoạn 3.254 câu lục bát Truyện Kiều thành 365 đoạn tương ứng với 365 trang lịch. Họa sĩ [[Hữu Hiếu]] vẽ tranh minh họa và do [[Công ty trách nhiệm hữu hạn]] An Hảo phát hành <ref>{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/thuong-thuc-truyen-kieu-qua-lich-bloc-sieu-to-1181460.htm|title=Thưởng thức Truyện Kiều qua lịch bloc siêu to
}} LAM ĐIỀN Tuổi Trẻ 03/10/2016 09:12 GMT+7</ref>
 
Dòng 455:
* ''Kim Vân Kiều'', bản [[tiếng Nhật]], Aoi Komatsu, [[Tōkyō|Tokyo]], 1949.
* ''Kim Vân Kiều'', bản [[tiếng Trung Quốc]], Hoàng Dật Cầu, [[Bắc Kinh]], 1959.
* ''Kiều'', bản [[tiếng Tiệp]]Séc, Gustav Franck, [[Praha]], 1957
* ''Kim Vân Kiều'', bản [[tiếng Pháp]], Xuân Việt, Xuân Phúc, Paris, 1961.
* ''Kim Vân Kiều'', bản [[tiếng Anh]], Lê Xuân Thuỷ, Sài Gòn, 1963.