Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 87:
 
==== Tình hình Đông Ngô lúc đó ====
[[Tôn Sách]] lúc đó tuy đã đặt nền móng cho nước Đông Ngô sau này, nhưng cái chết của ông đã khiến tập đoàn họ Tôn có nguy cơ tan vỡ, nguyên nhân như [[Tôn Thịnh]] nói là: “''nghiệp không có tích đức cơ bản, bang không có cơ sở vững chắc''”.<ref>[[Tam quốc chí]] - ''Tôn Sách truyện''</ref> Họ Tôn tuy gốc gác ở Giang Đông, nhưng không phải danh gia "sĩ tộc"; [[Tôn Kiên]] khởi nghiệp ở vùng Hoài-Tứ, được cho là "Giang Tây", lại phục vụ cho "phản thần" [[Viên Thuật]]. Vì vậy, [[Tôn Sách]] đem quân cũ của cha sang sông chinh phạt Giang Đông, thì người Giang Đông coi họ Tôn là người ngoài vào xâm lược, tuy khống chế được 5 quận nhưng đều là do dùng vũ lực đoạt được, nhiều nơi còn chưa thần phục. (170)
 
Trong chính quyền non trẻ của họ Tôn lúc này lại không đồng lòng, mỗi người một ý, chia làm 3 phái chính:
*Một là "tướng lĩnh Hoài-Tứ", gồm những người đã theo Tôn Kiên, Tôn Sách từ trước, cùng vượt sông sang đánh chiếm Giang Đông như: [[Trình Phổ]], [[Hoàng Cái]], [[Hàn Đương]], [[Tưởng Khâm]], [[Chu Thái]]... và đứng đầu là Chu Du. Nhóm này trung thành với họ Tôn, và chủ yếu là tướng lĩnh quân sự.
*Hai là "Bắc sĩ lưu vong", gồm những người đã chạy loạn từ phương Bắc xuống miền Nam lánh nạn, như: [[Gia Cát Cẩn]], [[Bộ Chất]], Nghiêm Tuấn, [[Trương Hoành]], và tiêu biểu là [[Trương Chiêu]]. Nhóm này tư tưởng phân tán, mỗi người tự lo thân mình trước.
*Ba là "tứ đại gia tộc Giang Đông" gồm Ngu, Ngụy, Cố, Lục, gồm những nhân sĩ như: [[Ngu Phiên]], [[Ngụy Đằng]], [[Cố Ung]], và [[Lục Tốn]]. Nhóm này căm ghét họ Tôn, tìm cách chống đối.
 
Lỗ Túc dừng lại ở Khúc A (175)