Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn minh cổ Babylon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 55:
=== Triều đại Babylon đầu tiên - Triều đại Amorite, 1894-1595 TCN ===
[[Tập tin:F0182_Louvre_Code_Hammourabi_Bas-relief_Sb8_rwk.jpg|nhỏ| Hammurabi (đứng), nhận biểu tượng hoàng gia từ [[Utu|Shamash]] (hoặc có thể là Marduk). Hammurabi đưa hai tay lên miệng như một biểu tượng của lời cầu nguyện<ref>Georges Roux, {{Chú thích|title=Ancient Iraq}}</ref> (khắc ở phần trên của tấm bia [[bộ luật Hammurabi]]). ]]
Một trong những triều đại Amorite này đã thành lập tiểu vương quốc Kazallu, bao gồm [[Babylon]] - khi đó vẫn là một thị trấn nhỏ, vào khoảng năm 1894 TCN.
 
Một thủ lĩnh Amorite là Sumu-abum đã chiếm đoạt các vùng lãnh thổ xung quanh Kazallu, bao gồm Babylon. Sumuabum đã thành lập nhà nước tại các tiểu quốc và thành trấn này, tuy nhiên, ông dường như chưa bao giờ xưng là ''Vua Babylon'', cho thấy rằng Babylon vẫn chỉ là một tiểu thành trấn, chưa đủ để xác lập vương quyền.<ref>Robert William Rogers, A History of Babylonia and Assyria, Volume I, Eaton and Mains, 1900.</ref>
Dòng 90:
Vương triều Kassite được thành lập bởi Gandash của Mari. Đây không phải tộc người bản địa Lưỡng Hà mà từ nơi khác đến [[dãy núi Zagros]] ở tây bắc Iran ngày nay. Chưa có nhiều điều được biết về chủng tộc Kassite. Tuy nhiên, ngôn ngữ của họ không phải là [[Ngữ tộc Semit|tiếng Semit]] hay [[Ngữ hệ Ấn-Âu|Ấn-Âu]], và được cho là [[Ngôn ngữ tách biệt|ngôn ngữ cô lập]] hoặc có thể liên quan đến nhánh ngôn ngữ Hurri-Urarti của Anatolia.<ref name="Schneider">{{Chú thích tạp chí|last=Schneider|first=Thomas|year=2003|title=Kassitisch und Hurro-Urartäisch. Ein Diskussionsbeitrag zu möglichen lexikalischen Isoglossen|journal=Altorientalische Forschungen|language=German|issue=30|pages=372–381}}</ref> Tuy nhiên, một số thủ lĩnh Kassite có thể được đặt những cái tên Ấn-Âu, và họ có thể có một giới quý tộc Ấn-Âu tương tự như giới quý tộc [[Mitanni]] cai trị người Hurri ở miền trung và miền đông Anatolia sau này.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/285248/India/46842/Early-Vedic-period|tựa đề=India: Early Vedic period|website=[[Encyclopædia Britannica Online]]|nhà xuất bản=[[Encyclopædia Britannica, Inc.]]|ngày truy cập=8 September 2012}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/293553/Iranian-art-and-architecture/37848/Median-period|tựa đề=Iranian art and architecture|website=[[Encyclopædia Britannica Online]]|nhà xuất bản=[[Encyclopædia Britannica, Inc.]]|ngày truy cập=8 September 2012}}</ref>
 
Người Kassite đổi tên thành Babylon thành "Kar-Duniash", thống trị Babylon trong 576 năm, là triều đại dài nhất trong lịch sử Babylon. Sự đô hộ ngoại bang này tương tự với triều đại của người [[Người Hyksos|Hyksos]] ở [[Ai Cập cổ đại]]. Thần tính gắn với các vị vua Amorite bị bãi bỏ, các vị vua Kassite không bao giờ tự xưng "thần thánh". Tuy nhiên, Babylon vẫn là thủ đô của vương quốc và là "thánh địa" của Tây Á, nơi các tu sĩ [[Tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại|tôn giáo cổ Lưỡng Hà]] có quyền hành tối cao, và là nơi thừa kế chính danh duy nhất còn tồn tại của đế chế Cổ Babylon.<ref>{{EB1911|inline=1|last=Sayce|first=Archibald Henry|author-link=Archibald Henry Sayce|wstitle=Babylonia and Assyria|volume=3|page=104}}</ref>
 
Babylon có một vài thời kì ngắn tương đối hùng mạnh, tuy nhiên nhìn chung, nó không phải một cường quốc ở Cận Đông, chịu ảnh hưởng và can thiệp của Assyria và Elam.
Dòng 106:
Các vị vua tiếp theo, Kadashman-Enlil I (1390 - 1375 TCN) và Buriash Burna II (1375 - 1347 TCN) đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Ai Cập thông qua liên hôn và trao đổi thương mại.
 
Buriash Burna II bị lật đổ bởi vua Ashur-uballit I, và vị vua Assyria đã sáp nhập Babylon vào lãnh thổ Trung Đế chế Assyria, đặt Kurigalzu II (1345 - 1324 TCN) là người cai trị. Kurigalzu II tiếp tục chiến đấu chống quân Assyria, nhưng bị đánh bại và mất rất nhiều đất đai. Sau đó, ông cũng liên minh với Hittite đã giành lại đất, nhưng bất thành. Đến thời vua Kashtiliash IV (1242 - 1235 TCN), trong một trận đánh lớn vua Assyria Tukulti-Ninurta I, quân đội của ông bị thất bại hoàn toàn, ông bị bắt làm tù binh đưa về kinh đô Ashur của Assyria.
 
Babylon đã bắt đầu phục hồi trong triều đại của Adad-shuma usur (1218 - 1189 TCN) Meli-Shipak và II (1188 - 1172 TCN) trong thời gian rất ngắn. Chiến tranh vẫn tiếp tục cho đến khi vua Elam là Shutruk-Nahhunte chinh phục thành Babylon và lật đổ triều đại Kassites. Các văn bản cổ (các thi phẩm) đào được ở đó có nói đến sự kiện bi thương này.
Dòng 127:
Người Elamite không kiểm soát Babylonia được lâu vì chiến tranh với Assyria. Nhân cơ hội đó, Marduk-kabit-ahheshu (1155-1139 TCN) thành lập Vương triều Babylon IV của Isin, trở thành người nói tiếng Akkad bản địa nam Lưỡng Hà đầu tiên trị vì Babylon, và là người Lưỡng Hà bản địa thứ hai sau Tukulti-Ninurta I của Assyria. Triều đại này duy trì trong khoảng 125 năm. Marduk-kabit-ahheshu đánh đuổi thành công người Elam và tiêu diệt các thế lực Kassite còn sót lại, và cũng như các vị vua tiếp theo, thường xuyên chiến tranh với Assyria.
 
Nebuchadnezzar I (1124-1103 TCN) là nhà vua nổi tiếng nhất của triều đại này, đã chiến đấu và đánh đuổi người Elam khỏi lãnh thổ Babylon, xâm chiếm chính Elam, cướp phá thủ đô Susa của Elam và thu hồi bức tượng Marduk linh thiêng bị cướp đi từ Babylon sau khi Kassite sụp đổ. Ngay sau đó, vua Elam bị ám sát và vương quốc Elam rơi vào nội chiến. Tuy nhiên, Nebuchadnezzar đã thất bại trong việc mở rộng lãnh thổ Babylon, bị Ashur-resh-ishi I (1133-1115 TCN) của Đế quốc Trung Assyrian đánh bại nhiều lần trong quá trình giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ Hitti cũ ở Aram và Anatolia. Đế chế Hitti ở phía bắc và phía tây Levant và phía đông Anatolia đã bị chiếm đóng phần lớn bởi Đế quốc Trung Assyrian, và vùng trung tâm bị người [[Phrygia]] từ [[Balkan]] xâm chiếm. Trong những năm cuối triều đại của mình, Nebuchadnezzar I tập trung xây dựng đất nước và bảo vệ biên giới chống lại người Assyria, Elam và Aram.
 
Ở triều đại các vị vua tiếp theo (1103-1056), Babylon dần để mất lãnh thổ vào tay Assyria.
Dòng 171:
Vào năm 620 TCN, Nabopolassar đã giành quyền kiểm soát phần lớn Babylon và được dân chúng ủng hộ, ngoại trừ thành Nippur và một số khu vực phía bắc vẫn trung thành với vua Assyria.<ref name="Georges Roux - Ancient Iraq">Georges Roux, ''Ancient Iraq''</ref> Nabopolassar dành bốn năm tiếp theo chiến đấu với quân đội Assyria đóng quân tại Babylon. Tuy nhiên, Sin-shar-ishkun của Assyria bị phân tán bởi những cuộc nổi loạn liên tục ở [[Nineveh]] nên đã không thể dẹp tan được Nabopolassar.
 
Vào năm 615 TCN, Nabopolassar liên minh với [[Cyaxares]], chư hầu của Assyria và là vua của các dân tộc Iran; [[Người Media|Media]], [[Iran|Ba Tư]], Sagartia và [[Người Parthia|Parthia]]. Cyaxares cũng lợi dụng tình trạng hỗn loạn để giải phóng các dân tộc Iran sau ba thế kỷ bị Assyria và Elam cai trị. Những dân tộc bị áp bức khác như người [[Người Scythia|Scythia]] từ phía bắc của [[Kavkaz]] và người [[Người Cimmeria|Cimmeria]] từ [[Biển Đen]], và các bộ lạc Aram trong khu vực cũng gia nhập liên minh.
 
Vào năm 615 TCN, trong khi vua Assyria dồn sức dẹp loạn ở cả Babylonia và Assyria, Cyaxares đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào trung tâm Assyria, cướp phá các thành phố [[Nimrud|Kalhu]] ([[Nimrud|Calah]], [[Nimrud]] trong [[Kinh thánh]]) và Arrapkha (Kirkuk hiện đại). Nabopolassar vẫn bị vây ở miền nam Lưỡng Hà nên không tham dự chiến dịch này.
Dòng 179:
Tuy nhiên, liên quân quay lại tấn công đa phương diện vào năm tiếp theo, và sau năm năm chiến đấu ác liệt, [[Nineveh]] bị công phá vào cuối năm 612 TCN sau một cuộc bao vây kéo dài. Sin-shar-ishkun bị giết khi thủ thành.
 
Chiến loạn vẫn tiếp tục ở Nineveh. Một tướng lĩnh trong hoàng tộc Assyria là Ashur-uballit II lên ngôi (612-605 TCN). Theo Biên niên sử Babylon, ông được liên quân khuyên hàng và chấp nhận xưng thần, nhưng ông từ chối và tìm cách rút khỏi Nineveh để đến thành phố phía Bắc Assyria [[Harran]] ở Thượng Lưỡng Hà và thành lập kinh đô mới. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn cho đến năm 607 TCN, Ashur-uballit II bị Media, Babylon, Scythia và đồng minh đánh bật khỏi Harran. Số phận của ông sau đó vẫn chưa rõ.
 
Pharaoh Necho II của [[Ai Cập cổ đại|Ai Cập]], triều đại chư hầu do Assyria lập nên năm 671 TCN, trợ giúp Assyria vì lo sợ Ai Cập sẽ bị các thế lực mới thôn tính nếu Assyria không còn nữa. Người Assyria có Ai Cập trợ giúp cho đến thất bại quyết định tại Carestoish ở tây bắc Assyria năm 605 TCN. Vị trí đế quốc được chuyển giao cho Babylon{{Sfn|Chisholm|1911|p=105}} lần đầu tiên kể từ thời Hammurabi hơn một ngàn năm trước.
Dòng 197:
Nhiều yếu tố phát sinh dẫn đến sự sụp đổ của Babylon. Dân chúng Babylonia trở nên bất mãn với Nabonidus do ông quy tập toàn bộ hoạt động thờ phụng đa thần về đền thờ chính Marduk ở Babylon, dẫn đến bỏ bê giới tăng lữ địa phương. Ông cũng không được lòng quân đội do sở thích nghiên cứu khảo cổ của mình. Nabonidus có vẻ đã để cho con trai Belshazzar (một vị tướng có khả năng nhưng kém về ngoại giao, không được lòng giới tinh hoa chính trị) nhiếp chính, còn mình thì mải khai quật ghi chép lưu trữ của các đền thờ và xác định ngày tháng xây dựng.{{Sfn|Chisholm|1911|p=105}} Ông cũng dành nhiều thời gian bên ngoài Babylon, xây dựng lại các ngôi đền ở thành phố Harran của Assyria, hoặc ở tại các vùng chư hầu Ả Rập trong các sa mạc ở phía nam Lưỡng Hà. Nguồn gốc Assyria của Nabonidus và Belshazzar cũng có thể khiến cho sự phẫn nộ gia tăng. Ngoài ra, các thế lực quân đội tại Lưỡng Hà thường tập trung ở các vùng Assyria cũ, nhưng không còn Assyria kiềm chế, khiến cho Babylonia ở vào thế không được phòng thủ và dễ bị xâm chiếm hơn so với phía bắc.
 
Vào năm thứ sáu triều Nabonidus (549 TCN), [[Cyrus Đại đế]], "vua của Anshan" người Achaemenid Ba Tư ở Elam, đã nổi dậy chống lại ách thống trị của [[Astyages]], "vua của Manda" hoặc Media, tại Ecbatana. Quân đội của Astyages ngả theo phe Cyrus. Đế chế Media sụp đổ và người Ba Tư thành bá chủ của các dân tộc Iran.{{Sfn|Chisholm|1911|pp=105–106}} Ba năm sau, Cyrus trở thành vua của Ba Tư và dập tắt cuộc nổi dậy của người Assyria. Trong khi đó, Nabonidus đã lập doanh trại ở sa mạc thuộc địa Ả Rập của mình, gần biên giới phía nam vương quốc, để lại con trai Belshazzar (''Belsharutsur'') chỉ huy quân đội.
 
Năm 539 TCN, Cyrus xâm chiếm Babylonia. Vào tháng 6, Opis bị chiếm; ngay sau đó Sippar đầu hàng. Nabonidus chạy về Babylon, và bị Gobryas bắt giữ. Vào ngày 16 lịch Tammuz, hai ngày sau khi Sippar đầu hàng, "binh sĩ của Cyrus vào Babylon mà không gặp phải sự kháng cự nào." Cho đến tận ngày 3 của ''Marchesvan'' (tháng Mười) Cyrus mới đến, trong thời gian đó Gobryas thay mặt cho ông và được phong làm tổng trấn của tỉnh Babylon. Vài ngày sau đó Belshazzar tử trận. Tang lễ được tổ chức kéo dài 6 ngày, con trai của Cyrus là [[Cambyses II|Cambyses]] đi cùng lễ rước thi hài nhập táng.{{Sfn|Chisholm|1911|p=106}}
 
Một trong những đạo luật đầu tiên của Cyrus là cho phép những người lưu vong Do Thái trở về nhà. Qua đó Cyrus thể hiện mình chính thức sở hữu ngai vàng Babylon.{{Sfn|Chisholm|1911|p=106}}
Dòng 205:
Cyrus tuyên bố là người thừa kế hợp pháp của các vị vua Babylon cổ đại và là kẻ báo thù cho thần Marduk, người đã rất phẫn nộ trước sự bất kính của Nabonidus khi đem các tượng thần địa phương khỏi đền thờ gốc của họ tới thủ đô Babylon.{{Sfn|Chisholm|1911|p=106}}
 
Tộc Chaldea đã mất quyền kiểm soát Babylonia trong nhiều thập kỷ trước khi kết thúc thời đại mang tên họ, và họ dường như đã hòa nhập với thường dân Babylonia từ trước đó (ví dụ, Nabopolassar, Nebuchadnezzar II và những người kế vị đều tự xưng là ''Shar Akkad'' chứ không phải là ''Shar Kaldu'' trên các dòng chữ khắc). Trong [[Đế quốc Achaemenes|Đế chế Achaemenid]] của Ba Tư, thuật ngữ ''Chaldea'' đã không còn dùng để chỉ một chủng tộc người, mà thay vào đó là đẳng cấp tu sĩ có học vấn về văn họcBabylon cổ điển Babylon, cụ thể là Thiên văn học và Chiêm tinh. Vào giữa thời [[Vương quốc Seleukos|Đế chế Seleucid]] (312 Th150 TCN), thuật ngữ này cũng đã không còn được sử dụng.
 
=== Babylon thời Ba Tư ===
Dòng 221:
[[Satrap]] Babylon được sáp nhập vào vùng Asōristān (có nghĩa là ''xứ Assyria'' trong [[tiếng Ba Tư]]) thuộc [[Đế quốc Sasan|Đế quốc Sasanian]] vào năm 226 CN, và đến thời điểm này, Kitô giáo Đông Syria (khởi nguồn ở Assyria và Thượng Lưỡng Hà) đã trở thành tôn giáo chính trong cộng đồng người Assyria-Babylon bản địa. Nhóm người này chưa bao giờ dung nhập [[Hỏa giáo]] hay [[Tôn giáo Hy Lạp cổ đại|tôn giáo Hy Lạp]] và ngôn ngữ của những kẻ cai trị.
 
Ngoại trừ các thành bang [[Đế quốc Tân Assyria|Tân Assyria]] nhỏ độc lập từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỉ 3 CN: Adiabene, Osroene, [[Assur]], Beth Garmai, Beth Nuhadra và [[Hatra]] ở phía bắc, Lưỡng Hà bị Ba Tư đô hộ cho đến [[Những cuộc xâm lược của người Hồi giáo|cuộc chinhxâm phụclược Ba Tư của người Hồi giáo]] [[Người Ả Rập|Ả Rập]] trong thế kỷ 7 CN. Asōristān bị giải thể năm 637 CN, dân cư nói tiếng Đông Aram và phần lớn theo Kitô giáo ở miền Nam và Trung Lưỡng Hà (với ngoại lệ Mandea) dần dần bị Ả Rập hóa và Hồi giáo hóa; ngược lại, vùng Bắc Lưỡng Hà vẫn duy trì truyền thống Assyria cho đến tận ngày nay.
 
== Văn hóa ==
Dòng 261:
''Cẩm nang Chẩn đoán'' đã giới thiệu các phương pháp [[Điều trị|trị liệu]] và bệnh lí, sử dụng [[Chủ nghĩa kinh nghiệm|phương pháp kinh nghiệm]], [[logic]] và [[lý tính]] trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Văn bản chứa một danh sách các [[Triệu chứng cơ năng|triệu chứng]] y khoa và [[quan sát]] chi tiết theo kinh nghiệm, cùng với các quy tắc logic kết hợp các triệu chứng quan sát được trên cơ thể [[bệnh nhân]] với chẩn đoán và tiên lượng.
 
Cùng với y học Ai Cập cổ đại cũng thời, người Babylon đã đưa ra các khái niệm [[Chẩn đoán y tế|chẩn đoán]], [[tiên lượng]], [[Khám sức khỏe|thực khám]] và [[Toa (y khoa)|kê đơn thuốc]]. Các triệu chứng và bệnh được điều trị thông qua các phương pháp trị liệu như [[Băng vết thương|băng bó]], bôi thuốc mỡ và uống thuốc. Nếu một bệnh nhân không thể được chữa khỏi về mặt thể chất, các y sĩ Babylon thường tiến hành [[trừ tà]] để thanh tẩy bệnh nhân khỏi [[Lời nguyền|nguyền rủa]]. Y học Babylon thời kì sau cũng tương tự với [[Y học Hy Lạp cổ đại|y học Hy Lạp]] thời kỳ đầu ở nhiều mặt. Đặc biệt, các chuyên luận đầu tiên của [[Hippocrates]] thể hiện ảnh hưởng của y học Babylon về cả nội dung và hình thức.<ref>{{Chú thích sách|title=West Meets East: Early Greek and Babylonian Diagnosis|last=M. J. Geller|work=Magic and rationality in ancient Near Eastern and Graeco-Roman medicine|publisher=[[Brill Publishers]]|year=2004|isbn=978-90-04-13666-3|editor-last=H. F. J. Horstmanshoff|pages=11–186|ref=harv|postscript=<!--None-->|editor-last2=Marten Stol|editor-last3=Cornelis Tilburg}}</ref>
=== Toán học ===
 
Dòng 268:
Các ''ner'' 600 và ''sar'' 3600 được hình thành từ các đơn vị 60, tương ứng với một độ của [[Xích đạo|đường xích đạo]]. Họ cũng có kiến thức cơ học để sử dụng đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, đòn bẩy và ròng rọc. Một ống kính [[pha lê]] làm từ [[máy tiện]] đã được [[Austen Henry Layard]] phát hiện tại [[Nimrud]] cùng với những chiếc bình thủy tinh mang tên Sargon; ống kính này có thể được dùng trong việc quan sát bầu trời.{{Sfn|Chisholm|1911|pp=107–108}}
 
Người Babylon có thể đã quen thuộc với các quy tắc đo diện tích. Họ tính chu vi đường tròn bằng ba lần đường kính và diện tích bằng một phần mười hai bình phương của chu vi, điều này là đúng trong trường hợp lấy π bằng 3. Thể tích của một hình trụ là tích của đáy và chiều cao, tuy nhiên, thể tích của sự hình nón hoặc hình chóp vuông được tính không chính xác bằng chiều cao nhân với một nửa diện tích đáy. Ngoài ra, có một phát hiện gần đây tìm được một phiến đấy sét sử dụng số π bằng 3 và 1/8.
 
Người Babylon cũng có đơn vị dặm Babylon, tương đương với 11 km ngày nay. Đơn vị khoảng cách này cuối cùng được chuyển đổi thành đơn vị dặm thời gian, sử dụng để đo khoảng cách Mặt trời (Eves, Chương 2). Người Babylon cũng sử dụng biểu đồ không gian thời gian để tính vận tốc của [[Sao Mộc]]. Đây là một ý tưởng được coi là hiện đại, bắt nguồn từ Anh và Pháp thế kỷ 14 và dùng trong phép tính tích phân.<ref>{{Chú thích tạp chí|last=Ossendrijver|first=Mathieu|date=29 January 2016|title=Ancient Babylonian astronomers calculated Jupiter's position from the area under a time-velocity graph|url=http://science.sciencemag.org/content/351/6272/482.full|journal=Science|language=en|volume=351|issue=6272|pages=482–484|bibcode=2016Sci...351..482O|doi=10.1126/science.aad8085|pmid=26823423}}</ref>