Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia đình Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
FutureBot (thảo luận | đóng góp)
n sửa chính tả
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
===Nguyễn Sinh Sắc===
{{chính|Nguyễn Sinh Sắc}}
'''Nguyễn Sinh Sắc''' (còn gọi là '''Nguyễn Sinh Huy''', người dân còn gọi là '''Cụ Phó bảng'''; [[1862]] – [[1929]]) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông [[Nguyễn Sinh Nhậm]] và [[bà Hà Thị Hy]], lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của [[Nho giáo|nhà Nho]] và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm [[1894]] và Phó bảng năm [[1901]]. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ;<ref>Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, [http://www.cinet.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=128&rootId=0&newsid=5098 Di tích Trường Quốc học Huế]</ref> năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định<ref>Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, [http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/0005/0000/dtich160.htm Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc]</ref>. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng.<ref>William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life, Hyperion.</ref> Sau đó ông đi vào miền Nam và sinh sống tại [[Hòa An, Cao Lãnh|Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp]] (nay là [[xã Hòa An]], [[Cao Lãnh (thành phố)|thành phố Cao Lãnh]]) cho đến cuối đời.
 
===Hoàng Thị Loan===
Dòng 20:
===Nguyễn Thị Thanh===
[[Tập tin:Nguyenthithanh.jpg|nhỏ|phải|180px|Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh]]
'''Nguyễn Thị Thanh''' ([[1884]] - [[1954]]) là người chị cả, có hiệu khác là '''Bạch Liên nữ sĩ''', bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ [[Phan Bội Châu]]. Năm [[1918]] bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại [[lính tập|lính khố xanh]] đóng tại thành phố [[Vinh]]. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. Vào năm [[1918]], [[Đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] chỉ thị cho quan lại địa phương mở phiên tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày [[2 tháng 12]] năm [[1918]], Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi lúc đó là [[Phạm Bá Phổ]] có người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được dù đã được cố gắng cứu chữa. Thương người phụ nữ bị bệnh, bà Nguyễn Thị Thanh đã chữa cho, ít ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Chính điều này đã làm Phạm Bá Phổ rất nể bà.<ref>Trần Minh Siêu. Những người thân trong gia đình Bác Hồ. Nhà xuất bản Nghệ An. Vinh. 1996. Xem từ trang 83 (dòng 10 dưới lên) đến trang 85 (dòng 3 trên xuống).</ref>
 
Theo lời kể của nhà văn [[Sơn Tùng (nhà văn)|Sơn Tùng]], bà Thanh nói lý do tại sao bà không lập gia đình<ref>[https://www.tienphong.vn/van-hoa/cuoc-gap-go-voi-nguoi-suot-doi-cho-doi-than-tuong-nguyen-tat-thanh-44746.tpo Cuộc gặp gỡ với người suốt đời chờ đợi thần tượng Nguyễn Tất Thành]</ref>:
::O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì O mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa...
 
Thấy cô Thanh là người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, Phổ muốn đưa về nhà riêng làm hành dịch và dạy học cho con cái. Dù quy chế của [[Đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]][[triều đình Huế]] cấm việc đó, nhưng người anh kết nghĩa của Phạm Bá Phổ là Xô đứng đầu mật thám Trung Kì đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về ở trong nhà Phạm Bá Phổ.<ref>Trần Minh Siêu. Những người thân trong gia đình Bác Hồ. Nhà xuất bản Nghệ An. Vinh. 1996. Xem trang 85 (dòng 4 đến dòng 9).</ref>
 
Vào năm [[1922]], Phạm Bá Phổ được triều đình Huế thăng cho làm Tham tri Bộ Hình. Bà Nguyễn Thị Thanh cũng đi theo. Ở đây bà đã đem [[hài cốt]] của mẹ mình về cải táng tại Nghệ An<ref name="nghean.gov.vn"/>.
 
===Nguyễn Sinh Khiêm===
Dòng 43:
Về quê, ông cho rằng nơi táng mẹ ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên [[Vinh]] tổ chức diễn tuồng ''[[Hai Bà Trưng|Trưng Nữ Vương]]'' do cụ [[Phan Bội Châu]] soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Thực dân [[Pháp]] nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp nên đã bắt giam ông mấy tháng. Theo lời bà Thanh kể lại với nhà văn Sơn Tùng, ông Khiêm đã bị thực dân Pháp "triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc"<ref>[<!--http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=44746&ChannelID=7-->http://www.tienphong.vn/van-nghe/44746/Cuoc-gap-go-voi-nguoi-suot-doi-cho-doi-than-tuong-Nguyen-Tat-Thanh.html Cuộc gặp gỡ với người suốt đời chờ đợi thần tượng Nguyễn Tất Thành]</ref>.
 
Năm 1941, ông bị buộc phải trở lại [[Huế]] để [[Pháp thuộc|Pháp]] dễ bề theo dõi ông.
 
Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra [[Phong Điền, Thừa Thiên-Huế|Phong Điền]] với thầy [[Lê Văn Miến]].
Dòng 51:
Sau ngày [[23 tháng 8]] năm [[1945]], [[Cách mạng tháng Tám]] thành công ở [[Huế]], ông mới biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công - chính là [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Ái Quốc]] em trai ông.
 
Đầu năm [[1946]], ông cùng Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi [[tàu hỏa|tàu hoả]] ra [[Hà Nội]] thăm người em làm Chủ tịch nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại [[Huế]] ăn [[Tết Bính Tuất]] và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm [[1946]], toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông qua đời tại [[Nghệ An]] vào ngày [[9 tháng 11]] năm [[1950]], chỉ gần 1 tháng sau chiến thắng [[Chiến dịch Biên giới]], hưởng thọ 62 tuổi.
 
===Nguyễn Sinh Nhuận===
Dòng 65:
Ban đầu, ông Nguyễn Sinh Khiêm đem cả hài cốt bà Hà Thị Hy và bà Hoàng Thị Loan lên táng gần nhau ở chân [[núi Động Tranh]] thấp. Về sau này, ông đã quyết định để mộ bà Hy dưới chân núi và đem mộ mẹ lên táng ở vị trí hiện nay để du khách đến viếng mộ bà Hoàng Thị Loan cũng sẽ viếng được mộ bà Hà Thị Hy trước<ref name="hth1"/>.
===Hoàng Xuân Đường===
'''Hoàng Xuân Đường''' (sinh 1835 mất ngày 22 tháng 5 năm 1893), người [[làng Hoàng Trù]], là ông ngoại của Hồ Chí Minh.
 
===Nguyễn Thị Kép===