Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 104:
Năm [[202]], [[Tào Tháo]] đánh thắng [[Viên Thiệu]], thế lực rất thịnh, hạ chiếu thư<ref>Tào Tháo nắm [[Hán Hiến Đế]] trong tay, mượn danh thiên tử để hạ chiếu thư.</ref> yêu cầu Tôn Quyền đưa con vào [[Hứa Xương]] làm con tin. Tôn Quyền triệu tập quần thần thương nghị. [[Trương Chiêu (Tam Quốc)|Trương Chiêu]] đứng đầu các quan, nhưng lại do dự không quyết. Quyền bèn dẫn riêng Chu Du đến chỗ mẹ mình để bàn định.<ref>'''[[Trần Thọ (sử gia)|Trần Thọ]], [[Tam quốc chí]], Ngô thư 9, Chu Du Lỗ Túc Lã Mông truyện - Chu Du truyện''': ''Giang Biểu truyện chép: Tào Công mới phá được Viên Thiệu, binh lực ngày một thịnh, năm Kiến An thứ bảy, hạ chiếu thư yêu cầu Quyền gửi con tin. Quyền triệu tập quần thần thương nghị, bọn Trương Chiêu-Tần Tùng đều do dự không quyết, bản ý Quyền không muốn gửi con tin, bèn dẫn riêng Du đến trước mặt mẫu thân bàn định.'' ([[Chữ Hán]]: 《江表傳》曰:曹公新破袁紹,兵威日盛,建安七年,下書責權質任子。權召群臣會議,張昭、秦松等猶豫不能決,權意不欲遣質,乃獨將瑜詣母前定議)</ref>
 
Chu Du phân tích rằng [[Tôn Quyền]] nay kế thừa cơ nghiệp [[Tôn Kiên|cha]] [[Tôn Sách|anh]], nắm giữ 6 quận, binh hùng tướng mạnh, quân lương đầy đủ, sản vật giàu có, lòng dân quy phục, có sông nước thuận tiện di chuyển, đủ sức chống bất kỳ kẻ địch nào, chẳng có lý do gì phải gửi con tin để rồi bị lệ thuộc vào Tào Tháo.<ref name=":14">'''[[Trần Thọ (sử gia)|Trần Thọ]], [[Tam quốc chí]], Ngô thư 9, Chu Du Lỗ Túc Lã Mông truyện - Chu Du truyện''': ''Du nói: “Xưa kia nước Sở ban đầu được phong ở một góc Kinh Sơn, đất đai chỉ chừng trăm dặm, người kế tự là bậc hiền tài, khai đất mở cõi, gây dựng cơ nghiệp ở đất Dĩnh, rồi chiếm cứ vùng Kinh Dương, kéo đến tận Nam Hải, cơ nghiệp truyền đời, đã hơn chín trăm năm. Nay tướng quân lên nối nghiệp cha anh, kiêm gồm dân chúng ở sáu quận, binh mạnh lương nhiều, tướng sĩ theo lệnh, đào núi thì lấy được đồng, nấu nước biển làm được muối, trong cõi giàu có, lòng dân không loạn, ta căng buồm bơi thuyền, sớm đi tối đến, quân sĩ dũng mãnh, hướng về đâu là không ai chống được, có gì bức bách, mà phải gửi con làm tin? Một khi đã gửi con tin vào triều, chẳng thể không cùng với họ Tào cứu giúp lẫn nhau, đã cứu giúp lẫn nhan, thì lúc có mệnh triệu chẳng thể không đến, thế là bị người ta kiềm chế vậy. Ngôi cao bất quá được một tước hầu, quân tuỳ tùng hơn chục người, xe mấy cỗ, ngựa vài đôi, há có thể ngoảnh mặt về nam xưng cô được nữa chăng? Chẳng bằng không chịu để người ta sai khiến, nên quyền biến từ quan. Nếu họ Tào có thể giương cao chính nghĩa để chấp chính thiên hạ, tướng quân hãy theo về cũng chưa muộn. Nếu họ mưu toan gây loạn, việc binh như lửa cháy, chẳng nên để mình bị thiêu được. Tướng quân nên gắng sức kháng cự, để đợi mệnh trời, sao phải đưa gửi con tin làm chi!”'' ([[Chữ Hán]]: 瑜曰:「昔楚國初封於荊山之側,不滿百里之地,繼嗣賢能,廣土開境,立基於郢,遂據荊楊,至於南海,傳業延祚,九百餘年。今將軍承父兄餘資,兼六郡之眾,兵精糧多,將士用命,鑄山為銅,煮海為鹽,境內富饒,人不思亂,汎舟舉帆,朝發夕到,士風勁勇,所向無敵,有何偪迫,而欲送質?質一入,不得不與曹氏相首尾,與相首尾,則命召不得不往,便見制於人也。極不過一侯印,僕從十餘人,車數乘,馬數匹,豈與南面稱孤同哉?不如勿遣,徐觀其變。若曹氏能率義以正天下,將軍事之未晚。若圖為暴亂,兵猶火也,不戢將自焚。將軍韜勇抗威,以待天命,何送質之有!」)</ref> [[Ngô phu nhân (Tôn Kiên)|Ngô thái phu nhân]]<ref>Cần phân biệt [[Ngô phu nhân (Tôn Kiên)|Ngô thái phu nhân]] (mẹ Tôn Quyền) với nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết [[Tam quốc diễn nghĩa]] là "[[Ngô quốc thái]]" (không có thật)</ref> nói:<blockquote>“
{{cquote|''Lời bàn của Công Cẩn đúng lắm. Công Cẩn cùng với [[Tôn Sách|Bá Phù]] cùng tuổi, nhỏ hơn một tháng, ta coi như con ta, mày phải xem như anh trai vậy.''”<ref name=":3">'''[[Trần Thọ (sử gia)|Trần Thọ]], [[Tam quốc chí]], Ngô thư 9, Chu Du Lỗ Túc Lã Mông truyện - Chu Du truyện''': ''Mẹ Quyền nói: “Lời bàn của Công Cẩn đúng lắm. Công Cẩn cùng với Bá Phù cùng tuổi, nhỏ hơn một tháng, ta coi như con ta, mày phải thờ như anh trai vậy.” Quyền bèn không đưa con đến làm tin.'' ([[Chữ Hán]]: 權母曰:「公瑾議是也。公瑾與伯符同年,小一月耳,我視之如子也,汝其兄事之。」遂不送質)</ref></blockquote>}}
Quyền nghe lời, không đưa con vào triều làm tin.<ref name=":3" /> Tào Tháo đang bận bình định [[Hà Bắc]] nên cũng chưa thể quan tâm tới miền Nam.<ref name="ReferenceA" />
 
==== Xuất binh diệt Hoàng Tổ ====