Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 230:
 
==== Lợi dụng lũ lụt bắt Vu Cấm, Bàng Đức ====
Tháng 8 năm [[219]], mùa thu, trời đổ mưa lớn hơn 10 ngày,<ref>[[Tam quốc chí]] - Bàng Đức truyện<name="BDT"/ref> sông [[Hán Thuỷ]] dâng cao, tràn bờ gây ra lũ lụt. Nước sông mênh mông, dưới chân Phàn thành ngập sâu "năm sáu trượng".<ref>[[Tam quốc chí]] - Bàng Đức truyện<name="BDT"/ref> Quân [[Vu Cấm]] và [[Bàng Đức]] đóng đồn ở phía bắc Phàn Thành là vùng đất thấp, bị nước dìm chết gần hết, số ít bỏ chạy thoát. Quan Vũ dùng thủy quân Kinh Châu tấn công. Vu Cấm sợ hãi đầu hàng Quan Vũ.
:Trong [[tiểu thuyết]] ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'' của [[nhà văn]] [[La Quán Trung]] có tình tiết [[hư cấu]] rằng [[nhân vật]] Quan Vũ dùng mưu kế khơi dòng nước tạo ra lũ lụt. Thực tế, theo các nhà nghiên cứu lịch sử người [[Trung Quốc]] Dịch Trung Thiên và Hà Tư Toàn thì đây chỉ là [[thiên tai]],<ref name="DTTTT"/> và Quan Vũ đã biết lợi dụng thời cơ tấn công,<ref name="DTTTT">'''Dịch Trung Thiên''', ''Phẩm Tam Quốc'', Tập 2, trang 77: Tam quốc chí - Quan Vũ truyện chỉ nói “Thu, mưa lớn, Hán Thủy ngập tràn, Cấm cùng Thất quân bị dìm”, không nói Quan Vũ đã khơi nước, càng không nói Quan Vũ đã biết trước có lũ lụt. Tư trị thông giám cũng không nói như vậy. Sự thực, cái gọi là “nước dìm Thất quân” chỉ là thiên tai, Quan Vũ thừa cơ tấn công, kết quả Vu Cấm bị bắt và hàng phục, Bàng Đức bị bắt nhưng vẫn giữ nghĩa.</ref> nếu không có lũ lụt thì chưa chắc Vũ đã thắng nổi Vu Cấm, Bàng Đức.<ref>'''Dịch Trung Thiên''', ''Phẩm Tam Quốc'', Tập 2, trang 88: Hà Tư Toàn trong ''Tam quốc sử'' cho rằng quân của Quan Vũ, tiếng là đông đảo hùng mạnh, nhưng thực tế lực lượng có hạn. Nếu không có trận lũ giúp sức, thì e cũng không thể hàng phục Vu Cấm, chém đầu Bàng Đức.</ref>
<!--Báo VN, nguồn secondhand, nếu đăng tin tức thì chấp nhận được, đằng này bình luận Tam Quốc kiểu "bằng cách nào đó"...
:<small>Theo một người Việt Nam tên "Trần Tiến" viết trong bài ''"Mọt" Tam quốc (kỳ 5)'' cho báo Thể Thao & Văn Hóa thì: đây là trận lũ bất thường nên bọn [[Tào Nhân]], [[Mãn Sủng]] dù đã ở đây lâu năm cũng không thể lường được, còn Quan Vũ bằng cách nào đó (?) đã "tiên liệu được" và lợi dụng cơ hội đó để phá địch, không hẳn là chỉ nhờ may mắn.<ref>https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/mot-tam-quoc-ky-5-phong-vu-kinh-chau-tuong-phan-chi-chien-n20181217084608436.htm</ref></small>-->
 
[[Bàng Đức]] cùng tướng sĩ trốn lũ trên đê, chống trả quyết liệt từ sáng đến trưa, rồi cùng một tướng khác đi thuyền nhỏ định về trại [[Tào Nhân]], nhưng thuyền bị lật, Đức bị rơi mất cung tên, đành bám vào thuyền, trôi theo dòng nước lũ, rồi bị bắt.<ref>[[Tam quốc chí]] - Bàng Đức truyện<name="BDT"/ref> Quan Vũ dụ hàng Bàng Đức, bị Đức chửi mắng rằng:<ref>[[Tam quốc chí]] - Bàng Đức truyện<name="BDT"/ref>
{{cquote|''Thằng ranh con, sao dám bảo ta hàng! [[Tào Tháo|Nguỵ vương]] có trăm vạn giáp binh, uy chấn thiên hạ. [[Lưu Bị]] nhà mày chỉ là kẻ tầm thường thôi, há có thể địch nổi sao! Ta thà làm con ma ở [[Tào Ngụy|nước Nguỵ]], chẳng thèm làm tướng của lũ nghịch tặc vậy.''<ref>[[Tam quốc chí]] - Bàng Đức truyện<name="BDT"/ref>}}
Quan Vũ sai người giết Bàng Đức.<ref>[[Tam quốc chí]] - Bàng Đức truyện<name="BDT"/ref> Sau này con trai Bàng Đức để trả thù cho cha đã giết sạch gia tộc Quan Vũ.<ref>''Thục ký'' viết: con [[Bàng Đức]] là Hội theo Chung - Đặng phạt Thục. Thục bị diệt, đã cho giết sạch gia tộc Quan Vũ.</ref>
[[Tập tin:Shang Xi, Guan Yu Captures General Pang De.JPG|nhỏ|240px|Cảnh Quan Vũ bắt tướng [[Bàng Đức]]]]
:Trong [[tiểu thuyết]] ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'' của [[nhà văn]] [[La Quán Trung]] có tình tiết [[hư cấu]] rằng nhân vật Bàng Đức trong tiểu thuyết còn được miêu tả là mãnh tướng từng bắn bị thương cánh tay Quan Vũ, nhưng lại không biết [[bơi]], bị [[Nhân vật hư cấu thời Tam Quốc|nhân vật hư cấu]] là [[Chu Thương|Châu Thương]] bắt sống.