Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 173:
Các cứ liệu văn bản học và sử liệu học để dẫn tới kết luận trên được [[Phan Huy Lê]] trình bày trong bài viết ''Đại Việt sử ký toàn thư : Tác giả - Văn bản - Tác phẩm''<ref>Phan Huy Lê đã viết và sửa chữa nhiều lần bài viết ''Đại Việt sử ký toàn thư : Tác giả - Văn bản - Tác phẩm''. Các cứ liệu sau đây đều lấy trong bài khảo cứu in ở đầu sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản ''Nội các quan bản'' tập 1 tái bản năm 2009</ref>, bao gồm :
 
*1. Tờ bìa ''Nội các quan bản'' : Phan Huy Lê cho rằng, ngoài những yếu tố mới được thêm vào gần đây như con dấu của P. Demiéville, con dấu của thư viện Hội Á Châu, tờ bìa chứa nhiều yếu tố có ý nghĩa phản ánh niên đại như danh hiệu ''Nội các quan bản'', hai hình tròn trang trí rồng mây và trong chừng mực nào đó là hai câu đối in vào hai bên bìa sách<ref name=m/>.
 
* [[Phan Huy Lê]] cho rằng ''Nội các quan bản'' nghĩa là ấn bản chính thức của một cơ quan nhà nước mang tên [[Nội các]]. Ông kiên quyết bác bỏ khả năng đây là [[Nội các (triều Nguyễn)|Nội các triều Nguyễn]]<ref name=m/> và đi tìm các cứ liệu tản mát trong nhiều tài liệu lịch sử liên quan để chứng minh đây phải là Nội các triều [[Lê trung hưng]]. Một đoạn sử liệu trong sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' ghi lại mệnh lệnh của chúa [[Trịnh Tạc]] vào năm Quý Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ hai ([[1673]]) với nội dung cho văn thần vào Nội các trong phủ chúa để nghị sự. Một thể lệ còn lại ở sách ''[[Đại Việt sử ký tục biên]]'' qui định ngày các quan vào hầu ở Nội các trong phủ chúa. Một dụ chỉ của chúa Trịnh Cương năm [[1720]] qui định y phục của quan văn khi vào hầu Nội các là áo thanh cát và mũ sa thâm<ref name=m/>. Tham tụng [[Cao Huy Trạc]] được trao chức Nội các Đại Học sĩ vào năm [[1736]]<ref>{{harvnb|Sử gia triều Hậu Lê|2011|p=150}}</ref> và theo Phan Huy Lê, đó là trường hợp một vị quan đứng đầu phủ chúa kiêm chức đứng đầu Nội các<ref name=m/>. Phan Huy Lê kết luận : dưới thời [[Lê trung hưng]], cơ quan nhà nước mang tên Nội các đã được thành lập và đi vào hoạt động, chậm nhất là từ năm [[1673]]. Đó là cơ quan trực thuộc phủ chúa Trịnh, đứng đầu là Nội các Đại học sĩ cùng với quy định ngày vào hầu chúa và phẩm phục của văn quan khi "nhập các". Và ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản in ''Nội các quan bản'' là bản in chính thức, mang tính chất nhà nước của Nội các trực thuộc phủ chúa Trịnh này<ref name=m/>. Tuy nhiên, dù khẳng định sự tồn tại của cơ quan nhà nước Nội các dưới triều [[Lê trung hưng]] nhưng Phan Huy Lê không tìm thấy được quyết định thành lập cơ quan này cũng như quy chế hoạt động của nó<ref name=m/>, ngoài vài dòng sử liệu nằm tản mát trong các tài liệu lịch sử.
 
*Về kiểu chữ, Phan Huy Lê cho rằng trên tờ bìa có hai chữ đáng lưu ý. Đó là chữ ''Việt'' 越 hơi đá thảo trong tên sách khác với chữ ''Việt'' trong sách và chữ ''sự'' 事 với nét ngang hơi dài trong khi các chữ ''sự'' khác trong sách đều có nét ngang ngay ngắn<ref name=m/>. Ông đã giải thích hiện tượng trên bằng cách so sánh, đối chiếu với những kiểu chữ có niên đại [[Lê trung hưng]] và kết luận rằng tuy hai chữ ở tờ bìa ''Nội các quan bản'' có khác với kiểu chữ trong sách và ít dùng ở thời bấy giờ nhưng không trái với niên đại của sách hay mâu thuẫn với niên đại thời [[Lê trung hưng]] của văn bản<ref name=m/>.
 
*Về hai hình tròn rồng mây có đường kính 4cm ở tờ bìa, Phan Huy Lê dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ ở Viện Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng chúng mang đặc trưng của nghệ thuật trang trí thời [[Lê trung hưng]] (khoảng cuối [[thế kỉ 17]] đầu [[thế kỉ 18]]), khác với nghệ thuật trang trí thời Nguyễn.
 
*Về hai câu tán in ở bìa sách, Phan Huy Lê cũng phản bác ý kiến của Bùi Thiết và Lê Trọng Khánh về hai chữ ''lịch triều'' 厯朝 trong câu đối hay câu tán in ở bìa sách ''Nội các quan bản'', khi họ lý giải ''lịch triều'' nghĩa là "''triều đại đã qua''" và do đó, ''Nội các quan bản'' ghi chép lịch sử đến triều [[Lê trung hưng]] thì bản in đó phải có niên đại thuộc về triều đại muộn hơn, tức là triều Nguyễn. Ông chỉ ra trong thư tịch Hán Nôm của Việt Nam và Trung Quốc không thiếu những sách mang tên ''lịch đại'' hay ''lịch triều'' mà ghi chép những sự việc xảy ra cho đến triều đại và triều vua đang trị vị, như ''[[Đại Việt lịch triều đăng khoa lục]]'' của [[Nguyễn Hoãn]], Vũ Miên, [[Phan Lê Phiên]] ; ''[[Lịch triều thi sao]]'' của [[Bùi Huy Bích]]... Hai câu tán đó không phải là tên sách mà chỉ có nội dung biểu thị quan điểm sử học đương thời. Do đó, theo Phan Huy Lê, không ảnh hưởng gì đến niên đại Chính Hoà của bản in ''Nội các quan bản''<ref name=m/>.
 
====Bố cục====