Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 43:
 
Cảm ơn bạn[[Thành viên:Rol|Rol]] ([[Thảo luận Thành viên:Rol|thảo luận]]) 04:10, ngày 12 tháng 4 năm 2011 (UTC)
 
==Toàn thư==
Vấn đề đặt ra ở đây là phải đi tìm xem, đó là Nội các của vương triều nào trong lịch sử Việt Nam. Thành lập năm [[1829]] dưới triều vua [[Minh Mạng]], [[Nội các (triều Nguyễn)|Nội các triều Nguyễn]] còn được ghi chép rất rõ về tổ chức, nhiệm vụ và quy chế hoạt động trong các tài liệu lịch sử như ''[[Đại Nam thực lục]]'', ''[[Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ]]''. Nếu ''Nội các quan bản'' là ấn bản ''Đại Việt sử ký toàn thư'' của cơ quan Nội các này thì mộc bản của nó phải được khắc sau năm [[1829]]. Năm [[1856]], vua [[Tự Đức]] hạ lệnh biên soạn ''[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]]'' và đến năm [[1884]] thì bộ quốc sử ấy hoàn thành. Phan Huy Lê cho rằng, khi [[nhà Nguyễn]] đã chủ trương biên soạn một bộ quốc sử mới và nhất là khi nó đã được công bố thì không có lý do gì Nội các triều Nguyễn lại cho khắc in lại ''Đại Việt sử ký toàn thư'' là bộ quốc sử [[nhà Hậu Lê]]<ref name=m/>. Như vậy, mộc bản ''Nội các quan bản'' chỉ có thể được khắc sau năm [[1829]] và trước năm [[1856]], dưới đời các vua [[Minh Mạng]], [[Thiệu Trị]] và [[Tự Đức]], lúc chế độ kiêng huý được thi hành nghiêm ngặt. Nhưng ''Nội các quan bản'' có một đặc điểm nổi bật là không kiêng huý các vua nhà Nguyễn cũng như nhà Lê. Từ đó, Phan Huy Lê loại bỏ khả năng ''Nội các quan bản'' là ấn bản của Nội các triều Nguyễn<ref name=m/> và thu thập các sử liệu mà ông cho rằng có liên quan đến vấn đề này.
 
* Đó là một đoạn trong sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' ghi chép một mệnh lệnh của chúa [[Trịnh Tạc]] vào năm Quý Sửu, niên hiệu Dương Đức thứ hai ([[1673]]) : "''Hạ lệnh cho các quan văn vào Nội các của Vương phủ bàn việc. Việc chầu hầu ở Nội các bắt đầu từ đấy''"<ref>{{harvnb|Ngô Sĩ Liên|1968|p=328}}</ref> (令文官入王府内閣議事奉侍内閣自是始 - Lệnh văn quan nhập Vương phủ nội các nghị sự phụng thị nội các tự thị thuỷ). ''[[Lịch triều tạp kỷ]]'' và ''[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]]'' cũng chép tương tự. Trong sách ''[[Đại Việt sử ký tục biên]]'', các sử gia nhà [[Lê trung hưng]] còn ghi lại một thể lệ trước năm [[1737]], theo đó, mỗi tháng các quan phải vào hầu trong phủ chúa Trịnh 9 phiên : 3 phiên ở Phủ đường vào các ngày 2, 12, 22 ; 6 phiên ở Nội các vào các ngày 6, 9, 16, 19, 26, 29. Từ năm [[1737]], số ngày hầu trong phủ chúa được giảm bớt 3 phiên<ref>{{harvnb|Sử gia triều Hậu Lê|2011|p=152}}</ref>. Đó còn là một dụ chỉ của chúa Trịnh Cương năm [[1720]], qui định y phục của quan văn khi vào hầu Nội các là áo thanh cát và mũ sa thâm<ref>{{harvnb|Ngô Cao Lãng|1975|p=316}}</ref>.
 
* Trong văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi năm Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 ([[1763]]) của Lê Quý Đôn, Phan Huy Lê cũng dựa vào đoạn văn "''Thánh thượng nắm giữ trách nhiệm làm vua làm thầy, mở mang cho sáng thêm, dùng khuôn mẫu theo nếp thuần hậu ngay thẳng, văn chương tất lấy lời nhã nhặn tốt lành. Nội các mệnh đề, đích thân lựa chọn ; Nam sảnh dâng quyển, để mắt duyệt phê. Việc tìm chọn cẩn thận và chu đáo đến như thế nên các bậc cống sỹ được bổ nhiệm chưa được bao lâu mà đã có người được đề bạt chức trọng yếu. Có người được giao chức ở trên ty, hoặc có người được quyền hiến sát. Việc dùng người thực mở rộng đến như thế, thành tựu của việc đào tạo nhân tài chẳng to lớn lắm sao ?''" (Thánh thượng kiêm quân sư chi thống, xiển dương nhi quang đại chi ; khải mô tất trạch thuần chỉnh, văn chương tất thủ nhã thiện ; Nội các mệnh đề, cung thủy tài định, Nam sảnh tiến quyển phủ tứ bình duyệt. Cần tài ký như thử kỳ chuân chí, cống sỹ thích hạt vị lịch niên tuế, hoặc bạt tùy xu yếu, hoặc trạc lỵ trên ty, hoặc ủy thù hiến niết. Dụng nhân hựu như thử kỳ khai khoát, trác truy ma lệ, bất kỳ thịnh dư ?) để ghi nhận sự tồn tại của Nội các với chức năng tuyển chọn nhân tài. Tại đình xã Thượng Lâm huyện [[Mỹ Đức]] thành phố [[Hà Nội]] còn lưu giữ một bản thần tích do [[Nguyễn Bảo]] soạn vào năm [[1472]] và được sao chép lại vào năm [[1739]], theo Phan Huy Lê, cũng ghi nhận sự tồn tại của Nội các<ref name=m/>. Mở đầu phần ''Văn tịch chí'' trong bộ sách ''[[Lịch triều hiến chương loại chí]]'', Phan Huy Chú phê phán tình trạng thiếu kho lưu trữ sách ở Nội các : "''Từ thời Trung hưng về sau, tuy đã tìm tòi, nhưng sau khi tản mát đi, thu thập lại cũng khó, Nội các thì không có kho chứa sách riêng''". Phan Huy Lê cho rằng Phan Huy Chú đã ghi nhận sự tồn tại của Nội các với một chức năng nữa là tàng trữ sách<ref name=m/>
 
* Tham tụng [[Cao Huy Trạc]] được trao chức Nội các Đại Học sĩ vào năm [[1736]]<ref>{{harvnb|Sử gia triều Hậu Lê|2011|p=150}}</ref> và theo Phan Huy Lê, đó là trường hợp một vị quan đứng đầu phủ chúa kiêm chức đứng đầu Nội các<ref name=m/>. Trong lời tiểu dẫn cho bài thơ ''Thù phụng quốc tang cảm thuật'' sáng tác năm [[1792]] của mình, Phan Huy Ích thuật lại rằng ông được giữ chức Nội các Thị trung Ngự sử vào trung tuần tháng sáu âm lịch năm ấy<ref name=m/>. Phan Huy Lê dựa vào đó để phỏng đoán rằng dưới vương triều [[Tây Sơn]] cũng tồn tại cơ quan Nội các.
 
Trong bản in sách ''[[Lam Sơn thực lục|Trùng san Lam Sơn thực lục]]'' năm Vĩnh Trị thứ nhất ([[1676]]) hiện còn lưu trữ ở Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam, ở bài tựa sách ''Trùng san Lam Sơn thực lục'' của [[Hồ Sĩ Dương]] cũng có hai chữ ''Việt'' khắc theo lối đá thảo<ref name=m/>. Còn chữ ''sự'' với nét ngang dài là đặc trưng của các bản in và văn bia thời Nguyễn còn chữ ''sự'' với nét ngang ngắn là đặc trưng thời [[Lê trung hưng]], thế nhưng cũng có một số văn bia thời [[Lê trung hưng]] đã khắc chữ ''sự'' với nét ngang dài trên tên văn bia. Chẳng hạn như bia ''Phụng sự lưu truyền bi ký'' khắc năm Cảnh Trị thứ chín ([[1671]]) ở đình Kiều Mai, xã Phú Minh, huyện [[Từ Liêm]], thành phố [[Hà Nội]] hay bia ''Đông Tây tự sự bi hậu thần ký'' khắc năm Chính Hoà thứ 12 ở làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện [[Hiệp Hoà (huyện)|Hiệp Hoà]] tỉnh [[Bắc Giang]]<ref name=m/>. Vì thế, Phan Huy Lê cho rằng, tuy hai chữ ở tờ bìa ''Nội các quan bản'' có khác với kiểu chữ trong sách và ít dùng ở thời bấy giờ nhưng không trái với niên đại của sách hay mâu thuẫn với niên đại thời [[Lê trung hưng]] của văn bản.
 
Ông giải thích, ''lịch'' 厯 có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là "''đã qua''", ''triều'' 朝 vừa có nghĩa là triều đại như [[triều Lý]], [[triều Trần]] vừa có nghĩa là triều vua như triều [[Lê Thái Tổ]], triều [[Gia Long]]. Trong thư tịch Hán Nôm của Việt Nam và Trung Quốc không thiếu những sách mang tên ''lịch đại'' hay ''lịch triều'' mà ghi chép những sự việc xảy ra cho đến triều đại và triều vua đang trị vị. Chẳng hạn như ''[[Đại Việt lịch triều đăng khoa lục]]'' của [[Nguyễn Hoãn]], Vũ Miên, [[Phan Lê Phiên]] ; ''[[Lịch triều thi sao]]'' của [[Bùi Huy Bích]], ''[[Lịch triều sách lược]]'' của Trần Quang Hiến... Mặt khác, hai câu tán đó không phải là tên sách mà chỉ có nội dung biểu thị quan điểm sử học đương thời. Do đó, theo Phan Huy Lê, không ảnh hưởng gì đến niên đại Chính Hoà của bản in ''Nội các quan bản''<ref name=m/>.