Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 182:
 
*Về hai câu tán in ở bìa sách, Phan Huy Lê cũng phản bác ý kiến của Bùi Thiết và Lê Trọng Khánh về hai chữ ''lịch triều'' 厯朝 trong câu đối hay câu tán in ở bìa sách ''Nội các quan bản'', khi họ lý giải ''lịch triều'' nghĩa là "''triều đại đã qua''" và do đó, ''Nội các quan bản'' ghi chép lịch sử đến triều [[Lê trung hưng]] thì bản in đó phải có niên đại thuộc về triều đại muộn hơn, tức là triều Nguyễn. Ông chỉ ra trong thư tịch Hán Nôm của Việt Nam và Trung Quốc không thiếu những sách mang tên ''lịch đại'' hay ''lịch triều'' mà ghi chép những sự việc xảy ra cho đến triều đại và triều vua đang trị vị, như ''[[Đại Việt lịch triều đăng khoa lục]]'' của [[Nguyễn Hoãn]], Vũ Miên, [[Phan Lê Phiên]] ; ''[[Lịch triều thi sao]]'' của [[Bùi Huy Bích]]... Hai câu tán đó không phải là tên sách mà chỉ có nội dung biểu thị quan điểm sử học đương thời. Do đó, theo Phan Huy Lê, không ảnh hưởng gì đến niên đại Chính Hoà của bản in ''Nội các quan bản''<ref name=m/>.
 
2. Dựa theo kết quả giám định của Trần Kinh Hoà về bản in ''Đại Việt sử ký toàn thư'' ở Đại học Thiên Lý - một trong bảy bản ''Đại Việt sử ký toàn thư'' hiện hành ở Nhật Bản và được ông Trần xác nhận là in từ mộc bản Chính Hoà - Phan Huy Lê nhận xét rằng ''Nội các quan bản'' tốt hơn và đỡ mờ hơn bản Thiên Lý nên phải được in sớm hơn bản này<ref name=m/>. Nếu con số 5,6% số tờ ''Nội các quan bản'' được in từ ván khắc bổ sung mà Trần Kinh Hoà đã thống kế là đúng, thì 94,4% số tờ còn lại được in từ bộ mộc bản Chính Hoà ban đầu và như thế, Phan Huy Lê kết luận : ''Nội các quan bản'' là bản in đầy đủ nhất thuộc hệ mộc bản này<ref name=m/>
 
3. Đặc điểm không kiêng huý là một căn cứ quan trọng để Phan Huy Lê kết luận về niên đại văn bản ''Nội các quan bản''. Bản này không kiêng huý các vua Lê cũng như các vua Nguyễn. Trong toàn bộ bản in, chỉ duy nhất có một trường hợp kiêng huý, đó là chữ ''trừ'' trong câu "''thâm niên trừ dụng''" ở tờ 48b ''Bản kỷ thực lục'' quyển 14, kiêng tên Lam Quốc công [[Lê Trừ]], anh trai vua [[Lê Thái Tổ]], tiên tổ vua [[Lê Anh Tông]]. Phan Huy Lê lí giải đây là trường hợp ngoại lệ, không ảnh hưởng đến đặc điểm chung của văn bản là không kiêng huý. Phan Huy Lê cho biết không kiêng huý là đặc điểm quan trọng của các văn bản dưới thời [[Lê trung hưng]] nên ''Nội các quan bản'' phải được khắc ở thời kì này<ref name=m/> chứ không thể ở thời Nguyễn, triều đại thi hành rất chặt chẽ chế độ kị huý trong giai đoạn toàn thịnh của mình. Dưới thời kỳ [[Pháp thuộc]], chế độ kiêng huý của nhà Nguyễn tuy lỏng lẻo hơn, nhưng triều đình đã cho biên soạn và khắc in [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], không có lý do gì cho in lại ''Đại Việt sử ký toàn thư'' nữa<ref name=m/>
 
====Bố cục====