Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vân Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lịch sử chưa thống nhất là GCL có làm vâỵ thật hay không?
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 74:
 
Trong thời kỳ [[Tam Quốc]], lãnh thổ của Vân Nam ngày nay, [[Kiềm Tây]] (黔西) và miền Nam Tứ Xuyên được gọi chung là "Nam Trung" (南中). Sự tan rã của quyền lực trung ương tại Trung Quốc đã làm gia tăng tính tự trị của Vân Nam cũng như tăng thêm quyền lực cho các bộ tộc địa phương. Năm 225, một chính trị gia nổi tiểng là [[Gia Cát Lượng]] (诸葛亮) đã dẫn quân đến Vân Nam để dẹp yên các bộ tộc này.
 
Vào thế kỷ 4, miền Bắc Trung Quốc chủ yếu bị những bộ tộc từ [[Trung Á]] tràn sang. Vào thập niên 320, thị tộc Thoán (爨) đã di cư tới Vân Nam. Thoán Sâm (爨琛) tự xưng làm vua và duy trì quyền lực tại Điền Trì (khi đó gọi là Côn Xuyên 昆川). Từ đó trở đi, thị tộc này đã cai quản Vân Nam trên 400 năm. Năm 738, [[Bì La Các]] (皮罗阁), thủ lĩnh bộ lạc Mông Xá, đã thành lập Vương quốc [[Nam Chiếu]] (南诏) tại Vân Nam với kinh đô tại thành Thái Hòa (nay là Đại Lý) lập ra năm 739. Ông được [[nhà Đường]] công nhận là "Vân Nam Vương". Từ Đại Lý, mười ba đời vua Nam Chiếu đã cai trị trên 2 thế kỷ và đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ luôn biến đổi giữa Trung Quốc và [[Tây Tạng]]. Năm 902, quyền thần của Nam Chiếu là Trịnh Mãi chiếm đoạt quyền hành, đổi tên nước thành Đại Trường Hòa. Năm 929, Triệu Thiện Chính diệt Đại Trường Hòa, lập ra nước Đại Thiên Hưng. Năm 930, Tiết độ sứ Đông Xuyên là Dương Càn Hưng diệt Đại Thiên Hưng, đổi tên nước thành Đại Nghĩa Ninh. Năm 937, thủ lĩnh tộc Bạch là [[Đoàn Tư Bình]] (段思平) đã diệt Đại Nghĩa Ninh và thành lập [[Vương quốc Đại Lý]], đóng đô tại Đại Lý. Vương quốc này khi đó bao gồm lãnh thổ ngày nay thuộc các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tây Nam Tứ Xuyên, Bắc Miến Điện, Bắc Lào và một số khu vực tại Tây Bắc Việt Nam.