Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 95:
Yếu điểm của Phổ là về địa lý. Do kết quả của các cuộc hôn nhân và thừa kế trong quá khứ, lãnh thổ của vương quốc bị tách rời nhau khắp vùng đồng bằng Bắc Âu. Lãnh thổ xa nhất về phía tây là Công quốc Cleves, nằm dọc bờ Sông [[Rhine]]; xa nhất về phía đông là Công quốc [[Đông Phổ]]. Brandenburg không có đường đi ra biển, thiếu tài nguyên thiên nhiên, và đất không được màu mỡ. Lãnh thổ vương quốc luôn bị quân Tin lành và Cơ đốc tàn phá và giết chóc.
 
Tuy nhiên, năm 1640 công quốc đã sản sinh một nhà lãnh đạo kiệt xuất: [[Tuyển hầu]] tước]] (''Elector'') [[Friedrich Wilhelm I của Brandenburg]]. Dù lãnh thổ bị phân tán và nghèo khó, ông đã mơ đến một vương quốc độc lập, đoàn kết và hùng mạnh. Ông tạo dựng một guồng máy đưa Phổ lên hàng đầu ở Châu Âu. Ông tổ chức một chính phủ tập trung có năng lực, có kỷ luật, thêm hệ thống bưu điện và biểu thuế lũy tiến. Đến năm 1688, sau 48 năm trị vì, ông đã gây dựng quân đội chính quy với 30.000 người trong tổng số dân chỉ có một triệu.
 
Các hậu duệ của ông gây dựng tiếp trên nền móng ông đã đặt ra. Đến năm 1701, uy thế của Phổ đã lên đến mức Tuyển hầu tước Friedrich III, con của Friedrich Wilhelm I, không tự mãn với tước hiệu Tuyển hầu tước. Ông muốn trở thành vua. Người có quyền ban tước hiệu này là Hoàng đế của [[Đế quốc La Mã Thần thánh]] đóng đô ở [[Viên]] thì lưỡng lự: nếu phong Friedrich làm vua thì các Tuyển hầu tước của [[Hannover]], [[Bayern]] và [[Sachsen]] cũng sẽ muốn làm vua. Nhưng Hoàng đế không có chọn lựa khác, cuối cùng phải ưng thuận. Ngày 18/1/1701, Friedrich III tự đội lên đầu chiếc vương miện để trở thành Vua [[Friedrich I của Phổ]].