Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàng hóa công cộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: tam giác → tam giác (3) using AWB
Dòng 25:
==Cung cấp hàng hóa công cộng==
===Cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả===
*[[Điều kiện Samuelson]]: muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó. Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t (mức thuế cá nhân phỉphải trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế học [[Paul Samuelson]] đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó. Dó chính là [[điều kiện Samuelson]] về cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình [[lựa chọn công cộng]] nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả
*[[Cân bằng Lindahl]]: theo các điều kiện của [[hiệu quả Pareto]], hàng hóa công cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách có hiệu quả, [[nhà kinh tế học]] người [[Thụy Điển]] [[Erik Lindahl]] đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trường cho hàng hóa công cộng gọi là [[cân bằng Lindahl]]. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công cộng thuần túy tương ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá nhân đều như nhau. Lưu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tương ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trường hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trường ở mức giá như nhau đối với mọi cá nhân.