Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đà Lạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
revert 58.186.93.19 - quảng cáo trang web
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Tự động sửa văn bản (-[[Category: +[[Thể loại: & -[[Image +[[Hình & -|thumb| +|nhỏ| & -|left| +|trái| & -|right| +|phải| & -Ð +Đ & - , +, & -Cộng hòa Trung Quốc +Trung Hoa Dân quốc
Dòng 73:
Trong hai [[thập niên 1900]] và [[thập niên 1910|1910]], người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ [[Phan Thiết]] lên Đà Lạt. Hệ thống [[giao thông]] thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm [[1916]], Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm [[1923]], đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
 
Ngày [[31 tháng 10]] năm [[1920]], Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày [[11 tháng 10]] cùng năm của vua [[Khải Định]] về việc thành lập thành phố (''commune''- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở [[Đông Dương]], Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm [[1928]] chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm [[1936]] một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm [[1941]], Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng ÐàĐà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
 
Trong thời gian [[Thế chiến thứ hai]], những người Pháp không thể về [[chính quốc]] nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
 
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, [[Bảo ÐạiĐại]] ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã ÐàĐà Lạt.
 
Theo ÐịaĐịa phương chí ÐàĐà Lạt (''Monographie de Dalat''), năm 1953, thị xã ÐàĐà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
 
Sau [[Hiệp định Genève]] năm [[1954]], dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới [[chính quyền miền Nam]], Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
 
Năm [[1957]], Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh [[Tuyên Đức]]. Thị xã ÐàĐà Lạt có 10 khu phố.
 
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: [[Viện Đại học Đà Lạt]] (1957), [[Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt]] (1959), [[Thư viện Đà Lạt]] (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Dòng 89:
Sau [[1975]], với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối [[thập niên 1980]], đầu [[thập niên 1990]], hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
 
Cuối năm 1975 [[Bộ Chính trị]] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm [[1976]] Chính phủ cách mạng lâm thời [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên ÐứcĐức và thành phố ÐàĐà Lạt thành tỉnh Lâm ÐồngĐồng. ÐàĐà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm ÐồngĐồng.
 
== Dân cư ==