Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn minh Maya”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 36:
 
=== Xã hội và thể chế của người Maya ===
Chính trị điển hình của người Maya là các vương quốc nhỏ (''ajawil'', ''ajawlel'', ''ajawlil'') - gọi là '''''thành bang''''', đứng đầu bởi truyền thống cha truyền con nối – ''ajaw'', sau này là ''k’uhul ajaw.'' Maya có 18 thành bang. Đứng đầu các thành bang này là ''giáo sĩ'' [https://sites.google.com/site/quankhoasu/lich-su-nha-nuoc---phap-luat-the-gioi#_ftn19 <nowiki>[19]</nowiki>](người Maya gọi là ''ajaw'', sau này là ''k’uhul ajaw'' ((tạm dịch là Vua – người đứng đầu) và những người này là cha truyền con nối)[https://sites.google.com/site/quankhoasu/lich-su-nha-nuoc---phap-luat-the-gioi#_ftn20 <nowiki>[20]</nowiki>]. Sau ông là một ''Hội đồng giáo sĩ'' (holpop) và Hội đồng cố vấn quân sự có nhiệm vụ giám sát người lãnh đạo và các công việc quốc gia. Về quân đội, mỗi thành bang được cử một chỉ huy quân sự tối cao mà người Maya gọi là ''nacom''.  Nacom phục vụ trong quân đội 3 năm và có nhiệm vụ đề ra chiến lược quân sự và kêu gọi quân đội đi chiến đấu. Từng thành bang sẽ cử một giáo sĩ cấp cao đứng đầu hệ thống giáo sĩ chuyên về nghi lễ, tôn giáo, tiên đoán các sự kiện tốt lành cho người cai trị. Vua Maya bổ nhiệm ''batabs'', các quan phụ tá để cùng ông này cạicai trị các thành phố phụ thuộc và các làng xã trong thành bang. Batabs sẽ tổ chức hành pháp, tư pháp và lập pháp, đảm bảo triều cống và cung cấp quân đội trong thời chiến tranh. Batabs chủ trì ''Hội đồng địa phương'' (cuch ah cabob), cùng trợ lý (al - kuleloob) giúp đỡ nhân dân trong thành bang và với chính quyền trung ương.
 
Ở Maya, các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra ở các thành bang này (do tranh chấp thương mại), tù binh bắt được thường bị giết đi để tế vị thần Mặt Trời và thần Itzamna, vị thần đã ăn sâu vào tiềm thức của người Maya và là vị thần của thiên đường. Vua Maya chia xã hội thành hai loại là dân tự do và nô lệ. Dân tự do gồm quý tộc, tăng lữ, người đứng đầu thị tộc có nhiều quyền lực. Số dân tự do còn lại là người lao động sản xuất. Nô lệ chiếm số lượng lớn, họ làm tất cả các công việc nặng nhọc như chặt cây, đốt rẫy, làm đường sá, xây dựng đền miếu. Tầng lớp thương nhân Maya chuyên làm nghề buôn bán và thợ thủ công chế tác ra đồ gỗ, đồ gốm, đồ đá…