Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cleopatra VII”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 315:
 
Ở Anh quốc thời kỳ Victoria, Cleopatra gắn liền với nhiều khía cạnh của văn hóa Ai Cập cổ đại và hình ảnh của bà được sử dụng để tiếp thị các sản phẩm gia dụng khác nhau, bao gồm [[đèn dầu]], [[in thạch bản]], [[bưu thiếp]] và [[thuốc lá]]. Các tiểu thuyết hư cấu như ''Cleopatra'' của [[H. Rider Haggard]] (1889) và ''Une nuit de Cléopâtre'' ("Một đêm của Cleopatra") của [[Théophile Gautier]] (1838) mô tả nữ vương là một người phụ nữ phương đông đầy gợi cảm và huyền bí, trong khi nhà tác phẩm ''Cleopatra'' (1894) của nhà Ai Cập học [[Georg Ebers]] có nền tảng chính xác hơn về lịch sử.{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|pp=173–174}}{{sfnp|Pucci|2011|p=201}} Nhà soạn kịch người Pháp [[Victorien Sardou]] và nhà soạn kịch người Ireland [[George Bernard Shaw]] đã sản xuất vở kịch về Cleopatra, trong khi những vở kịch như ''Antony and Cleopatra'' của F. C. Burnand đã mô tả châm biếm về Nữ vương, kết nối bà và môi trường mà bà sống với thời hiện đại.{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|pp=173–177}} ''Antony and Cleopatra'' của Shakespeare được coi là kinh điển trong thời đại Victoria.{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|p=173}} Sự nổi tiếng của nó đã dẫn đến nhận thức rằng bức họa năm 1885 của [[Lawrence Alma-Tadema]] mô tả cuộc gặp gỡ của Antonius và Cleopatra trên một con thuyền hoạn lạc ở [[Tarsus]], mặc dù Alma-Tadema tiết lộ trong một bức thư riêng tư rằng bức tranh miêu tả cuộc họp tiếp theo của họ tại Alexandria.{{sfnp|DeMaria Smith|2011|p=161}} Trong truyện ngắn ''Đêm Ai Cập'' (chưa hoàn thành) năm 1825, [[Alexander Pushkin]] đã phổ biến những tuyên bố bị phần lớn mọi người từ chối của nhà sử học La Mã thế kỷ thứ 4 [[Sextus Aurelius Victor]] rằng Cleopatra đã bán dâm cho đàn ông với cái giá là mạng sống của họ.{{sfnp|Jones|2006|pp=260–263}}{{sfnp|Pucci|2011|pp=198, 201}} Tiếng tăm của Cleopatra cũng đã được lan rộng ra bên ngoài thế giới phương Tây và Trung Đông khi học giả [[nhà Thanh]] [[Nghiêm Phục]] (1854–1921) đã viết một cuốn [[tiểu sử]] quy mô về bà.{{sfnp|Hsia|2004|p=227}}
[[Tập tin:Theda-bara-cleopatra.jpg|nhỏ|trái|Theda Bara trong vai Cleopatra năm 1917]]
 
Bộ [[phim câm]] [[phim kinh dị|kinh dị]] Pháp ''Cléopâtre'' của [[Georges Méliès]], là bộ phim đầu tiên mô tả nhân vật Cleopatra.{{sfnp|Jones|2006|p=325}} Những bộ phim [[Hollywood]] thế kỷ 20 đã bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông thời Victoria trước đó, đã giúp định hình nhân vật Cleopatra do [[Theda Bara]] đóng trong phim ''[[Cleopatra (phim 1917)|Cleopatra]]'' (1917), do [[Claudette Colbert]] trong ''[[Cleopatra (phim 1934)|Cleopatra]]'' (1934) và do [[Elizabeth Taylor]] trong ''[[Cleopatra (phim 1963)|Cleopatra]]'' (1963).{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|pp=172–173, 178}} Ngoài vai diễn của cô như một Nữ vương '[[ma cà rồng]]', Cleopatra của Bara cũng kết hợp các yếu tố của chủ nghĩa phương Đông thế kỷ 19, chẳng hạn như [[chủ nghĩa độc tài]], trộn lẫn với tính dâm đãng cởi mỡ và nguy hiểm của nữ giới.{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|pp=178–180}} Nhân vật Cleopatra của Colbert phục vụ như một người mẫu quyến rũ (Glamour Model) để bán các sản phẩm theo chủ đề Ai Cập trong các cửa hàng bách hóa vào thập niên 1930, một điều có thể liên kết kỹ thuật quay phim của đạo diễn [[Cecil B. DeMille]] và tầm quan trọng của các mặt hàng tiêu dùng nhắm vào khán giả nữ.{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|pp=181–183}} Để chuẩn bị cho bộ phim có sự tham gia của Taylor với vai Cleopatra, các tạp chí phụ nữ đầu thập niên 1960 đã quảng cáo cách sử dụng trang điểm, quần áo, đồ trang sức và kiểu tóc để đạt được một vẽ đẹp 'Ai Cập' tương tự như nữ vương Cleopatra và [[Nefertiti]].{{sfnp|Wyke|Montserrat|2011|pp=172–173}} Vào cuối thế kỷ 20, không chỉ có bốn mươi ba phim riêng biệt về Cleopatra, mà còn khoảng hai trăm vở kịch và tiểu thuyết, bốn mươi lăm [[opera|vở opera]] và năm [[ballet|vở ballet]] nói về bà.{{sfnp|Pucci|2011|p=195}}