Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệu ứng Gruen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo với bản dịch của trang “Gruen transfer
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 08:39, ngày 27 tháng 4 năm 2020

Hiệu ứng Gruen là tác động của bố cục trung tâm thương mại lên ý định mua sắm của người tiêu dùng, làm mất đi kế hoạch mua sắm ban đầu và khiến họ dễ chi tiêu tự phát nhiều hơn. Hiệu ứng được đặt theo tên của kiến trúc sư người Áo Victor Gruen, người đã đề xuất thiết kế trung tâm thương mại như ngày nay nhưng ông không thích các kỹ thuật tâm lý như vậy.[1][2][3]

Miêu tả

Hiệu ứng Gruen là một hiện tượng tâm lý trong đó một không gian được lý tưởng hóa bằng cách bố cục có chủ ý, mang lại cảm giác an toàn và bình tĩnh thông qua sự quen thuộc đặc biệt.[1][2][4]

Hiệu ứng Gruen ứng dụng trong cách bố trí trung tâm thương mại có thể kể đến nhưː

  • Không treo đồng hồ làm mất cảm giác về thời gian.
  • Có rất ít cửa sổ, cửa sổ trên cao, ánh đèn làm giảm khả năng nhận biết thời gian dựa vào ánh sáng.
  • Kết hợp nhiều khu mua sắm trong 1 tầng, mặt tiền khu mua sắm không có bảng hướng dẫn mua hàng. Khách hàng phải đi tìm kiếm sản phẩm muốn mua và trong quá trình này họ bị phân tâm khỏi dự định mua hàng ban đầu đồng thời gia tăng khả năng gặp các sản phẩm ngoài dự định khác.
  • Kết hợp nhạc nhẹ, chậm và mùi thơm để tạo cảm giác dễ chịu, chậm rãi.
  • Xe đẩy có kích thước lớn "thúc đẩy" khách hàng lấp đầy nó.
  • Bày trí hàng hóaː quầy thực phẩm luôn ở trong cùng để khách hàng phải vượt qua nhiều gian hàng khác; sản phẩm dành cho trẻ em ở vị trí thấp; hàng hóa rẻ ở vị trí cao, khuất; hàng mới, nổi tiếng, giá trị sẽ bày vừa tầm mắt; quầy thanh toán thường trưng bày nhiều sản phẩm nhỏ để kích thích khách hàng "làm tròn" số tiền họ bỏ ra.

Trong một bài phát biểu tại London vào năm 1978, Victor Gruen đã không chấp nhận sự phát triển trung tâm mua sắm "dựa trên" ý tưởng của mình:[5][3] "Tôi từ chối trả tiền cấp dưỡng cho những phát triển như vậy."[6]

Trên các phương tiện truyền thông

Một chương trình tivi trên kênh ABC1 của Úc là The Gruen Transfer được đặt tên theo hiệu ứng này. Chương trình thảo luận về các phương pháp khoa học và tâm lý học đằng sau quảng cáo.[7]

Lịch sử

 
Trung tâm Southdale

1952 - Công ty Dayton ủy quyền cho Victor Gruen xây dựng trung tâm mua sắm trong nhà có điều hòa không khí đầu tiên, Trung tâm Southdale[8] tại Edina, Minnesota.[9]

1956 - Trung tâm Southdale khai trương.[9]

Những năm 1960 trở đi, các trung tâm mua sắm trở nên rất phổ biến vì trong nhiều trường hợp, đây là nơi duy nhất có máy lạnh trong thị trấn. Nhiều trung tâm mua sắm bắt đầu được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết kế tương tự và rất phổ biến cho đến những năm 1990.[2][9]

Tham khảo

  1. ^ a b Weiss-Sussex, Godela; Bianchini, Franco, (Editor) (30 tháng 11 năm 2006). Urban Mindscapes of Europe. Series:European Studies Series. Amsterdam, New York, NY: Brill Academic Publishers, Rodopi. tr. 92. ISBN 9789042021044.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Hardwick, M. Jeffrey (18 tháng 8 năm 2015). Mall Maker: Victor Gruen, Architect of an American Dream (bằng tiếng Anh). University of Pennsylvania Press. ISBN 9780812292992.
  3. ^ a b Frank, Jacqui (6 tháng 12 năm 2016). “There's a psychological phenomenon that explains why you lose track of time in shopping malls” (Video). Business Insider. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Miles, Malcolm; Hall, Tim; Borden, Iain (1 tháng 1 năm 2004). The City Cultures Reader (bằng tiếng Anh). Psychology Press. ISBN 9780415302456.
  5. ^ Malcolm Gladwell, The Terrazzo Jungle, The New Yorker, March 15, 2004, Accessed June 12, 2009.
  6. ^ Byrnes, Mark. “Victor Gruen Wanted to Make Our Suburbs More Urban. Instead, He Invented the Mall”. The Atlantic Cities. The Atlantic Media Company. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ “ABC TV - The Gruen Transfer - FAQ”. Australian Broadcasting Corporation. 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ “Retailing, Southdale shopping Center was also the first indoor shopping mall”. 19 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  9. ^ a b c “Southdale Center | MNopedia”. www.mnopedia.org. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2016.