Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lam Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vị trí địa lí: replaced: chiều rộng → chiều rộng (2) using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 10:
 
==Vị trí địa lí==
Thành điện Lam Kinh phía [[Bắc]] dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra [[sông Chu]], xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100[[m]] còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dày 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ [[Tây Hồ]], chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách ''Hoàng việt dư địa chí'' xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹpto nhỏ, trông rất đẹp. Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng "Thượng gia hạ kiều". Qua cầu khoảng 50m thì đến một [[giếng]] cổ. Trước kia dưới giếng còn thả [[sen]] để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía [[Bắc]] có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.
 
Trước Ngọ môn có hai con [[nghê]] bằng [[đá]] đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,1m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78 cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.