Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 65:
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Vương phi Mẫn thị đã luôn tìm kiếm đường đi nước bước, đứng ra định hướng mọi việc chính sự quốc gia. Nhận thấy bà là vật cản lớn nhất trong cuộc xâm chiếm Triều Tiên của mình, [[đế quốc Nhật Bản|đế quốc Nhật]] đã cho người đột nhập vào cung sát hại bà, gây nên [[Ất Mùi sự biến]] (乙未事變).
 
Định mệnh đã xảy ra đối với bà, ngày [[8 tháng 10]] năm [[1895]], Vương phi Mẫn thị bị một thích khách Nhật ám sát ngay khi bà đang ở tại [[Cảnh Phúc Cung]], và thi thể của bà đã bị nhóm thích khách thiêu cháy và chôn ở chái Bắc của Vương cung. Trong nỗi sầu khổ vì khóc thương nhớ vợ của Cao Tông, [[Triều Tiên Thuần Tông|Thái tử Lý Chước]] đã đưa vua cha đến trú ẩn tại Đại sứ quán Nga. Sau này, khi đẩy lùi ách đô hộ của người Nhật ra khỏi bờ cõi đất nước, vua Cao Tông đã tái khẳng định nền độc lập của vương quốc bằng cách xưng là [[Hoàng đế]] của [[Đại Hàn đế quốc]]. Ngay từ lúc đó, Mẫn thị được biết đến dưới cái tên là '''Minh Thành Hoàng hậu''' (명성황후; Empress Myeongseong).
 
Mặc dù Minh Thành hoàng hậu đã ngã xuống vì nền độc lập của vương quốc Triều Tiên, song tinh thần quật cường chiến đấu của bà vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ tương lai của Triều Tiên, tinh thần của một vị Vương phi đã làm lay động đến người dân Triều Tiên cả trăm năm sau ngày mất của bà.