Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 259:
===Văn hóa và giáo dục===
[[Tập tin:1938 Vietnamese Birth Certificate in Nôm.jpg|nhỏ|phải|[[Giấy khai sinh]] của tỉnh [[Bắc Ninh]] thời Pháp thuộc tại Bắc Kỳ năm 1938 có 4 dạng chữ: chữ Quốc ngữ, chữ Nôm, chữ Nho, và chữ Pháp]]
Ngôn ngữ người Việt cũng bị tác động, quan trọng nhất là việc tiếp nhận [[chữ Quốc ngữ]] làm văn tự chính thức của người Việt. Quyết định của triều Nguyễn hủy bỏ toàn phần phép [[khoa cử]] có từ thời [[nhà Lý]] khiến [[chữ Hán|chữ Nho]] không còn là ngôn ngữ học thuật chính thống. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ làm văn tự chính thức bên cạnh chữ Hán tạo điều kiện cho [[văn học]], [[báo chí]] viết bằng [[chữ Quốc ngữ]] phát triển, việc truyền bá tri thức, văn hóa trở nên dễ dàng hơn. Chữ Quốc ngữ dễ học hơn chữ Hán nên có thể dùng chữ Quốc ngữ xóa mù chữ nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chữ Hán từ địa vị là ngôn ngữ học thuật chính thống trở thành một ngoại ngữ không quan trọng khiến đa số người Việt không còn khả năng đọc hiểu các tài liệu chữ Hán của tiền nhân. Hậu quả là người Việt bị tách ra khỏi di sản văn học, sử học, khoa học, tư tưởng của dân tộc viết bằng chữ Hán tích lũy được trong 10 thế kỷ<ref>[http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/1231-tng-quan-tai-liu-nho-giao-va-nho-hc--vin-han-nom-.html TỔNG QUAN TÀI LIỆU NHO GIÁO VÀ NHO HỌC Ở VIỆN HÁN NÔM], Nguyễn Xuân Diện, Bài tham luận Hội thảo về Nho giáo Việt Nam. Đã in trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (68), 2005</ref><ref name="Giang"/>. Việc thay đổi nội dung giáo dục, bãi bỏ phép khoa cử truyền thống lấy [[Nho giáo]] làm trọng tâm khiến Nho giáo mất dần ảnh hưởng lên đời sống xã hội và chìm vào quên lãng. Điều này khiến xã hội tan rã do không được định hướng bởi một hệ thống giá trị chung, không còn tín hiệu tập hợp; [[đạo đức]] xã hội suy đồi và các giá trị văn hóa truyền thống bị thui chột.
 
Pháp ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức trong hệ thống giáo dục và trong hoạt động hành chính. Các tư tưởng phương Tây như tự do, dân chủ, nhân quyền, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản... thông qua sách báo và hệ thống giáo dục thuộc địa được phổ biến.